Vùng Đầu Nguồn Đói Cá Đồng

Mùa nước nổi năm nay lên thấp, tình hình đánh bắt thủy sản ở An Giang khó khăn, ngay cả những địa phương đầu nguồn như: An Phú, Tân Châu, Châu Đốc…, lượng cá đồng rất khan hiếm, giá bán cao nhưng cung không đủ cầu. Chị Nguyễn Thị Bé, tiểu thương bán cá ở thị trấn An Phú (An Phú), cho biết, dù đang giữa mùa nước nổi nhưng giá mua vào một số loại thủy sản vẫn còn cao.
Trong đó, cá linh dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, cá sặc điệp từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, cá rô đồng 60.000 – 70.000 đồng/kg, riêng cá lóc đồng lên đến 80.000 – 100.000 đồng/kg, còn cua, ốc vẫn giữ giá 20.000 – 25.000 đồng/kg… So với mùa nước nổi năm 2011, giá cá, cua đồng cùng thời điểm cao hơn gấp đôi.
Riêng tại huyện An Phú, những địa phương trước đây vốn có nguồn thủy sản mùa nước dồi dào như: Phước Hưng, Quốc Thái, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông… thì hiện nay chỉ có vài điểm chợ bán với số lượng ít cá đồng, chủ yếu người dân vẫn phải ăn cá nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) hiện có hơn 30 hộ dân chuyên làm công việc mua trâu, bò gầy về nuôi vỗ béo, sau đó họ bán ra thị trường và hưởng mức lãi suất 5 - 20 triệu đồng/con. Đó không đơn thuần là chăn nuôi mà điều quan trọng hơn là tư duy về sản xuất hàng hóa của bà con các dân tộc vùng cao Si Ma Cai đã hình thành và ngày càng tiến bộ.

Thời gian thực hiện từ vụ lúa Đông Xuân 2013- 2014 và vụ Hè Thu 2014, tại một số xã đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trước đó như Hiếu Phụng, Hiếu Nhơn, Trung Hiếu (Vĩnh Long) với diện tích 682ha.

Sóc Trăng có diện tích trồng mía hàng năm khoảng 12.000 ha- đây là vùng trọng điểm mía ở đồng băng Sông Cửu Long. Tuy vậy, thời gian qua người trồng mía luôn đối mặt với những khó khăn về thị trường, giá mía thương phẩm có xu hướng giảm.

Đầu ra gặp khó khăn dẫn đến đường tồn kho tăng cao là vấn đề mà nhiều nhà máy đường tại khu vực Nam Trung Bộ gặp phải lúc này.

Ngoài thịt lợn, Bắc Kinh đang mua tạm trữ nhiều nông sản khác, trong đó có ngũ cốc và bông, nhằm giúp cải thiện đời sống cho người nông dân.