Vui Mùa Nhãn Trên Đất Vải

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) được nhiều người biết đến là “vương quốc vải thiều” thì hiện nay cùng với cây trồng này, cây nhãn đang được xem là một trong những cây trồng thế mạnh mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Trong khi ở nhiều nơi việc thu hoạch nhãn dường như đã hoàn tất thì những ngày này gia đình ông Lê Thế Hơn, thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang mới bắt đầu bán những quả nhãn đầu tiên. Ông Hơn phấn khởi khoe: "Đây mới chỉ là số nhãn chính vụ thôi chứ nhãn muộn của gia đình thì khoảng rằm tháng Tám mới cho thu hoạch. Lúc đó, nhiều nơi đã hết nên chắc chắn sẽ được giá hơn”. Theo ông Hơn, diện tích nhãn muộn của gia đình ước cho thu hoạch hơn 10 tấn quả, trị giá khoảng 170 triệu đồng.
Niềm vui của ông Hơn cũng là niềm vui chung của nhiều hộ nông dân trên đất vải thiều Lục Ngạn. Được biết, hiện nay toàn huyện có hơn 700 ha nhãn đã, đang và sắp tới kỳ cho thu hoạch với sản lượng ước đạt khoảng 6.500 tấn, tăng gấp 2 lần so với năm trước. Diện tích trên tập trung ở các xã: Giáp Sơn, Hồng Giang, Quý Sơn và Kiên Thành. Cũng như cây vải, hiện nay màu xanh của cây nhãn đã phủ đều ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Lục Ngạn cho biết: Thực hiện đề án phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của huyện, ngoài cây vải, bưởi diễn, cam đường canh thì nhãn là một cây trồng đang phát triển mạnh. Thực tế, cây trồng này đã từng bước khẳng định là cây "xóa đói giảm nghèo” và hướng tới làm giàu của người dân địa phương.
Hiện nay, trên các thửa vườn xanh mướt màu lá, trĩu trịt những chùm quả ngọt, các hộ trồng nhãn ở Lục Ngạn đang tập trung vào thu hoạch nhãn chính vụ. Theo nhận định của cơ quan chuyên môn và nhiều hộ làm vườn nơi đây thì nhãn năm nay "được mùa, được giá”, người nông dân phấn khởi tin tưởng vào cây trồng đặc sản này.
Mùa nhãn ở đây được chia làm 3 trà: trà sớm, chính vụ và muộn. Trong đó, diện tích trà chín sớm và muộn đang được người dân quan tâm bằng việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc nhãn, lai tạo nhằm mục đích kéo dài thời vụ và tăng hiệu quả kinh tế từ cây nhãn.
Hiện nay, theo kinh nghiệm của những gia đình trồng nhãn ở Lục Ngạn thì việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để kích thích nhãn ra hoa đậu quả theo ý muốn đôi khi tỷ lệ rủi ro khá cao. Nó đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc, phụ thuộc vào thời tiết, thậm chí còn phải "đánh cược" được – mất. Chính vì vậy, cơ quan chuyên môn khuyến cáo để cây nhãn mang lại "những mùa riêng- được mùa, được giá” đòi hỏi người trồng nhãn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm bón.
Trên thực tế, cũng như cây vải, việc canh tác trà nhãn sớm, nhãn muộn có ưu thế rất lớn nhằm mục đích kéo dài thời vụ thu hoạch nhãn, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và tránh điệp khúc "được mùa rớt giá" như nhiều năm trước đây. Thời điểm này, khi trà nhãn sớm, nhãn chính vụ cơ bản thu hoạch xong cũng là thời điểm trà nhãn muộn đang rộ.
Có thể khẳng định, việc nhân rộng giống nhãn sớm, nhãn muộn, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc những năm gần đây đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay việc rải vụ hoàn toàn do người nông dân tự cân đối để tăng giá trị của cây nhãn cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Vì vậy, việc cân đối thời vụ cũng như bảo đảm giá cả, đầu ra của sản phẩm hoàn toàn do người trồng và người tiêu dùng điều tiết, chưa có sự tác động tích cực từ các đơn vị thu mua cũng như các cơ quan chức năng. Để cây nhãn thực sự mang lại những mùa quả ngọt cho bà con xứ vải nói riêng và các địa phương khác trong tỉnh nói chung vẫn rất cần đến sự quan tâm của các cấp, các ngành vào cuộc.
Muốn có những "mùa riêng” thì mình phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu khoa học kỹ thuật. Có như vậy mới cho hiệu quả kinh tế cao” - Ông Nguyễn Thế Hơn, thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang (Lục Ngạn).
Có thể bạn quan tâm

Anh Phú Quốc Thắng (30 tuổi, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận) được biết đến như một thanh niên ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi heo rừng.

Cây mía một thời được xem là cây công nghiệp chủ lực của huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, sau một thời gian chịu cảnh mía “đắng”, nhiều nông dân đã phá bỏ cây mía, chuyển sang trồng mì, bắp, lúa và một số cây hoa màu khác.

Nhằm tạo điều kiện để hội viên nông dân trên địa bàn thị trấn Trần Văn Thời phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, trong những năm qua, bên cạnh xây dựng những mô hình hùn vốn nội lực trong hội viên đem lại hiệu quả cao, nông dân còn mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

“Với nhiều nông dân, muốn phát triển kinh tế thì phải vay vốn ngân hàng. Mà vay vốn ngân hàng thì phải thế chấp tài sản, đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .

Dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” được triển khai với 2 hạng mục chính là xây nhà kính trồng rau và nuôi thử nghiệm một số giống gia súc, gia cầm.