Ông Văn Công Sỹ Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Nòi Giống

Nhằm tạo điều kiện để hội viên nông dân trên địa bàn thị trấn Trần Văn Thời phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, trong những năm qua, bên cạnh xây dựng những mô hình hùn vốn nội lực trong hội viên đem lại hiệu quả cao, nông dân còn mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một trong những mô hình đạt hiệu quả khá cao là mô hình nuôi gà nòi giống của ông Văn Công Sỹ, hội viên nông dân khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời.
Ông Văn Công Sỹ nuôi gà nòi cách đây 10 năm. Ban đầu ông chỉ nuôi từ 40-50 con gà mái đẻ và cho gà tự ấp trứng. Sau khi gà con đủ ngày tuổi, ông xuất bán cho bà con ở địa phương. Việc làm ăn ngày càng đem lại hiệu quả nên năm 2012 ông đầu tư máy ấp trứng gà tự động, với số tiền 15 triệu đồng. Hiện nay, trung bình 1 tháng ông cho xuất bán từ 900-1.000 con gà con. Với mức giá tương đối ổn định 15.000 đồng/con, từ 1.000 con gà con sau khi trừ chi phí ông thu lãi trên 4 triệu đồng.
Ông Văn Công Sỹ cho biết: “Trước đây đời sống gia đình khá chật vật, nghèo túng, vợ chồng tôi phải đi làm thuê. Nhưng kể từ khi nuôi gà nòi, cuộc sống không còn khó khăn nữa. Hiện tại kinh tế cũng đã ổn định, các con cũng có điều kiện ăn học đến nơi đến chốn. Riêng nuôi gà nòi, trừ chi phí còn lãi từ 40-50 triệu đồng/năm. Sắp tới, gia đình dự định sẽ tăng đàn gà mái đẻ lên 400-500 con để đủ cung cấp cho thị trường”.
Ông Trần Văn Lơn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời, cho biết, trên địa bàn khóm 2 có 2 mô hình sản xuất, chủ yếu là mô hình nuôi gà nòi và nuôi cá bổi công nghiệp.
Nhìn chung, các mô hình sản xuất đạt hiệu quả khá cao. Nhờ đó, số hộ nghèo, cận nghèo ở khóm qua các năm đều giảm. Cụ thể như năm 2012, số hộ nghèo, cận nghèo tới 18 hộ nhưng cuối năm 2013 chỉ còn 14 hộ. Đầu năm 2014, 3 hộ nông dân tự nguyện đăng ký thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ ở Khánh Hòa đã mang lại những tín hiệu tích cực, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Ông Kim Ngọc Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài nghiên cứu các vấn đề môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc trên địa bàn tỉnh (Công văn số 3376/NN-UBND).

Một trong những mục tiêu quan trọng được tỉnh xác định từ nay đến năm 2020 là đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển.

Ngày 23/10/2015, tại Đà Lạt, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch phát triển cá nước lạnh và bàn giải pháp phát triển bền vững cá nước lạnh trong thời gian tới.

Theo số liệu ngành nông nghiệp, toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 93,2ha nuôi trồng thủy sản được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP/ASC/BMP) và tiêu chuẩn VietGAP.