Thu Nhập Cao Từ Cây Dừa

Có dịp về công tác tại các tỉnh miền tây Nam Bộ, tình cờ được nghe câu chuyện về Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã thực hiện thành công mô hình trồng dừa năng suất cao tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.
Khánh Bình Tây Bắc là xã nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau, có cấu tạo địa chất phức tạp, diện tích bị nhiễm phèn, mặn khá lớn (khoảng 15%), người dân có tập quán canh tác nhỏ, thiếu các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững.
Để giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo, từ cuối năm 2010, được sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư hướng dẫn trồng và chăm sóc dừa cho 65 hộ nghèo tham gia mô hình theo phương pháp cầm tay chỉ việc kết hợp với trang bị cho mỗi hộ một bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
Toàn bộ hơn 4.225 cây dừa giống và phân bón được Nhà nước hỗ trợ 100%. Các hộ dân chịu trách nhiệm làm cỏ, phát hoang bụi rậm, đắp mô (hoặc đào hố), nhận dừa giống và phân bón tại nơi quy định để trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật đã được tập huấn.
Đến nay, qua kiểm tra, nghiệm thu, toàn bộ số dừa trồng đang phát triển tốt. Nếu được chăm sóc tốt thì sau bốn năm nữa, vườn dừa sẽ cho thu hoạch dự kiến từ 20 đến 25 triệu đồng/hộ/năm (khoảng 60-80 trái/cây/năm).
Hiện nay, toàn huyện Trần Văn Thời còn khoảng 8.000 ha vườn tạp, nếu được đầu tư cải tạo để trồng dừa năng suất cao theo mô hình đang thực hiện tại xã Khánh Bình Tây Bắc sẽ giúp nông dân tăng thêm thu nhập, từng bước xóa nghèo, và thậm chí nhiều hộ sẽ thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Trồng chôm chôm và điều trên diện tích 3 ha thuộc ấp Suối Cam, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, gia đình anh Trần Công Bằng có thu nhập ổn định mỗi năm từ 200 - 250 triệu đồng. Đây là con số mơ ước của nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Hiện huyện Châu Đức (Bà Rịa Vũng Tàu) có khoảng 150 hộ nuôi 4500 đàn ong. Nghề nuôi ong lấy mật đã và đang đem thu nhập ổn định cho nhiều người.

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đang áp dụng hình thức quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc thú y, thức ăn trong chăn nuôi, trong đó có biện pháp tầm soát dư lượng chất cấm ngay từ khi heo giống nhập chuồng và chuẩn bị xuất bán ra thị trường.

Gần 4 tháng nay, nhiều hộ chăn nuôi gà theo hình thức trang trại, gia trại của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế rất lo lắng khi phải chạy đôn chạy đáo tìm đầu ra cho những lứa gà thịt đến tuổi xuất chuồng.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức nghiệm thu đạt cho kết quả nghiên cứu của đề tài “Ứng dụng chế phẩm sinh học Bio-Floc xử lý nước ao nuôi cá và tận dụng chất thải sản xuất phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng ở Hậu Giang” .