Vua nuôi heo rừng ở TP Quy Nhơn (Bình Định)

Ông Chạng cho biết, thời gian đầu ông nuôi heo rừng, số lượng heo sống được chưa đến 10%. Nguyên nhân dẫn đến heo rừng mua về nuôi bị chết là do bị nội thương bởi dính bẫy; hay nó tự tông vào cột rồi chết; hoặc nó không thích nghi với môi trường mới... Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi, ông đã thuần hóa được con heo đực đầu tiên, rồi tiếp tục mua heo rừng hoang dã về thuần hóa và đã thành công. Từ đó ông cho lai tạo, làm trang trại nuôi tại Nhơn Hội để nhân đàn; đăng ký với Chi cục Kiểm lâm cấp giấy phép nuôi động vật hoang dã.
Ở trang trại của ông, ngoài 30 ha trồng cây lâm nghiệp, một số đã khai thác, còn lại để tạo bóng mát cho đàn heo, ông rào lưới B40 khoảng 2 ha để nhốt đàn heo rừng. Ông Chạng chia sẻ: Thức ăn chủ yếu của heo rừng là củ, rau quả, lá cây, rễ cây, côn trùng, nên mình cho ăn chủ yếu là xác mì, ngọn mía, các loại rau, củ quả…; chỉ bổ sung một ít đầu cá cho heo thời kỳ sinh sản để tăng độ đạm và có sữa cho con bú. Với những con heo chửa, một số được thả để tự sinh đẻ ngoài rừng. Sau một tuần hay nửa tháng thì heo mẹ dẫn đàn con về; thậm chí cả 2 - 3 tháng con mẹ mới dẫn đàn con về, mỗi con nặng đến 20 kg. Một số con khi gần đẻ được cho vào ô đẻ tách riêng, hỗ trợ thêm lá cây để nó làm ổ, ngoài ra không can thiệp gì cả.
Đến nay, sau hơn 12 năm chăn nuôi, trang trại của ông đã có 80 con heo nái sinh sản và 6 con heo đực lực lưỡng. Theo ông Chạng, trang trại của ông hiện có 6 gen heo rừng khác nhau. Ban đầu ông bán heo giống, sau đàn heo sinh sản nhiều ông bán thịt thương phẩm và nhân đàn. Với giá bán hiện nay 160 ngàn đồng/kg hơi và 300 ngàn đồng/kg thịt, mỗi năm trang trại nuôi heo rừng của ông cho thu nhập không dưới 1,6 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi hơn 50%. Ngoài hai vợ chồng ông, trang trại luôn có 4-5 lao động làm việc thường xuyên, với mức lương 3,6 triệu đồng/người/tháng đã bao ăn uống.
“Với kinh nghiệm nuôi qua thực tế, ông Chạng còn tìm tòi học hỏi để ứng dụng hiệu quả vào việc quản lý, chăm sóc đàn heo rừng. Ông còn phối hợp với ngành Thú y để tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn heo, phun thuốc tiêu độc khử trùng, vệ sinh khu vực chăn nuôi, không để dịch bệnh xảy ra” - ông Nguyễn Văn Ánh, Trưởng Trạm Thú y TP Quy Nhơn, cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nhiều gia đình không chỉ có nhu cầu tìm mua các loại rau an toàn (RAT) mà còn tự sản xuất để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe. Song, trở ngại lớn là vấn đề thiếu đất sản xuất, nhất là các hộ gia đình ở đô thị. Mô hình "sản xuất rau ăn lá an toàn không cần đất qui mô hộ gia đình" đã và đang được Bình Thủy, TP Cần Thơ triển khai thực hiện, mở hướng cho các hộ gia đình phát triển sản xuất RAT mà không cần đất.

Theo thông tin từ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 8.994 ha quế, trong đó, diện tích quế cho khai thác hằng năm (tỉa thưa) 4.600 ha, diên tích quế đang trong giai đoạn chăm sóc 4.300 ha. Các huyện có diện tích cây quế lớn là Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn.

LMN có sức sống rất kỳ diệu, theo đó nước (trong mùa nước nổi) lên tới đâu thì lúa vượt theo tới đó, đủ cao hơn mặt nước một chút để có thể “thở” và sống được, cho đến khi nước rút đi thì bông lúa cũng chín vàng. Có năm lũ lớn, thân cây LMN vươn cao đến gần 4m.

Theo các tiểu thương tại chợ Đà Lạt, đây là thời điểm mặt hàng cùng loại của Trung Quốc được thương lái nhập về Đà Lạt với giá chỉ từ 5.000-6.000đ/kg. Sau khi phân loại và trộn đất đỏ, nhiều thương lái giới thiệu đây là khoai tây Đà Lạt rồi xuất đi các tỉnh, thành tiêu thụ, thị trường lớn nhất là TP. HCM, gây ảnh hưởng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt.

Ông Phạm Văn Quỳnh, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, cho biết thành công của mô hình là nhờ yếu tố quản lý sản xuất thống nhất trên một diện rộng, cộng với đầu tư khoa học kỹ thuật đồng bộ, giảm chi phí sản xuất, tăng được năng suất và giá trị.