Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vua lúa giống Óc Eo

Vua lúa giống Óc Eo
Ngày đăng: 10/08/2015

“Vua lúa giống”

“Hơn 20 công đất (2 ha) khởi nghiệp hồi ấy thật ra chẳng là bao so với vùng ruộng đồng “cò bay thẳng cánh”; mà hồi xưa năng suất thấp lắm nên gồng gáng cũng chỉ đủ bốn miệng ăn và hai con học hành” – ông Nguyễn Quốc Hùng mở đầu câu chuyện khởi nghiệp của gia đình mình. Vợ ông, bà Lê Thị Hạnh tiếp lời: Hồi xưa nhờ cần kiệm và nhất là rất “cưng” ruộng nên suốt ngày bám đồng bám ruộng, làm ăn tích cóp, dành tiền mua thêm ruộng đất. “Đất không phụ người nên gia đình tui mỗi năm một nở nồi, từ 2 ha, vài năm lên hai rưỡi, rồi 3, 4…” – Bà Hạnh trãi lòng.

Nhờ “mỗi năm một nở nồi”, gia đình ông Hùng mua thêm… dần được 30 ha đất. Ban đầu, gia đình ông cũng làm lúa thường như nhiều ND trong vùng. Từ năm 2005, hưởng ứng chương trình xã hội hóa công tác nhân giống lúa của tỉnh, ông Hùng chuyển qua sản xuất lúa giống. “Thấy có hiệu quả, tôi phát triển thêm khoảng 50 ha nữa bằng hình thức hợp đồng với các ND giỏi sản xuất lúa giống trong địa bàn” – ông Hùng cho biết.

Ông Hùng và bà Hạnh giới thiệu các giống lúa cho ND

Sau nhiều năm nhân giống lúa cung cấp cho nông dân tỉnh, rồi mở rộng ra cả vùng ĐBSCL, ông Hùng đã đăng ký thương hiệu giống lúa của mình làm ra; Đồng thời lập ra Công ty TNHH Nghiên cứu, sản xuất lúa giống Hùng Hạnh như là một trang trại nhân lúa giống. Hiện nay ông Hùng đã có dây chuyền khép kín trong sản xuất lúa giống của mình như máy cày, máy gặt đập, máy tách hạt, hệ thống kho chứa, lò sấy, mạng lưới phân phối…

“Đến nay tôi đã có mạng lưới vệ tinh trên 10 điểm tiêu thụ lúa giống trong và ngoài tỉnh; hàng năm tiêu thụ từ 700 đến 800 tấn lúa giống các loại, tổng doanh thu 4,5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận gần 1 tỷ mỗi năm” – ông Hùng cho hay

Và “Điền chủ” giàu lòng nhân ái

Trang trại của ông Hùng hiện nay đang có 8 gia đình ND với khoảng 35 nhân công gắn bó làm việc thường xuyên trên trang trại của mình. Bà Hạnh cho biết: Những gia đình ND này đã gắn bó lâu năm với công tác xã hội hóa nhân giống lúa của gia đình, chí ít cũng hơn 10 năm và đều có cuộc sống ổn định. Hiện nay bình quân lương của “công nhân” làm việc tại đây từ 1.800.000 – 2.000.000 đ/tháng; Có người đảm nhận khâu máy móc trong trang trại được trả lương trên 4.000.000 đ/tháng. Các gia đình ND – công nhân này đã được cấp nhà cửa kiên cố ngay trên đồng ruộng của gia đình ông Hùng bà Hạnh. “Mình chăm lo cho họ cũng như thành viên trong gia đình, họ là một phần của cuộc sống gia đình mình hôm nay” – Bà Hạnh tâm sự. Còn Ông Hùng thì trãi lòng: “Có người gọi tôi là điền chủ, cũng không sao. Nhưng có điều mình phải làm khác xưa, phải chăm lo cho người làm của mình, không bóc lột công sức họ mà ngược lại còn phải hỗ trợ họ vươn lên, có cơ hội cùng hưởng lợi ích với mình”.

Không những chăm lo cho người làm công có đời sống vươn lên thoát nghèo ổn định kinh tế, gia đình Hùng – Hạnh còn tham gia rất nhiều các hoạt động xã hội ở địa phương. Năm nay đều đã ngoài 60 tuổi, nhưng vợ chồng ông Hùng vẫn băng đồng lội ruộng và săng sái với các hoạt động xã hội từ thiện. “Hầu như hoạt động từ thiện ở địa phương ông Hùng bà Hạnh đều tham gia đóng góp. Từ việc trãi đá lộ nông thôn, chăm lo gia đình chính sách, hỗ trợ giúp đỡ học sinh nghèo…cho tới góp góp tiền mua xe cứu thương từ thiện…mỗi năm không dưới 100 triệu đồng” – ông Vũ Thanh Quyền, Chủ tịch Hội ND huyện Thoại Sơn cho biết.

“Ông Nguyễn Quốc Hùng là một điển hình tiên phong trong phong trào xã hội hóa công tác nhân giống lúa của tỉnh An Giang; Tiên phong cả trong tính chất phong trào lẫn trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giống, góp phần cùng ngành nông nghiệp mang lại nguồn giống có chất lượng cao cho ND” – Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở NNPTNT An Giang.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Cây Mắc Ca Sẽ Tăng Mạnh Diện Tích Cây Mắc Ca Sẽ Tăng Mạnh

Diện tích cây mắc ca trồng mới từ đầu năm 2014 đến nay chỉ là một con số quá khiêm tốn trong tổng diện tích cây lâu năm trồng mới của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh, trong thời gian tới, diện tích mắc ca của Lâm Đồng có khả năng tăng mạnh.

06/08/2014
Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Xuất Khẩu Lớn Nhất Miền Trung Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Xuất Khẩu Lớn Nhất Miền Trung

Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.

28/07/2014
Để Thủy Sản Thành Chương Trình Kinh Tế Nông Nghiệp Trọng Điểm Để Thủy Sản Thành Chương Trình Kinh Tế Nông Nghiệp Trọng Điểm

Khi đánh giá về kết quả phát triển thủy sản tại địa phương, đồng chí Chủ tịch UBND xã Điêu Lương (huyện Cẩm Khê) - nơi có trên 100 ha nuôi thủy sản cho biết: Mặc dù xã làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nhưng do ruộng đất ít nên quy mô chăn nuôi thủy sản vẫn nhỏ.

06/08/2014
Nuôi Bò Tơ Có Giá Nuôi Bò Tơ Có Giá

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.

28/07/2014
Hà Nội Từ “Khu Lò Gạch” Đến “Trang Trại Bò” Hà Nội Từ “Khu Lò Gạch” Đến “Trang Trại Bò”

Đến xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội) qua khu Bãi Tạ (thôn Sảo Hạ) nếu như trước năm 2010 nơi đây là khu lò gạch, ngổn ngang những gò đất, hố sâu do lấy đất và những ống khói cao ngất hàng ngày xả khói ra môi trường, giờ đây khi thành phố có chủ trương cấm đốt, sản xuất gạch tại các khu vực này thì thay vào đó là các trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt đang đi vào hoạt động có hiệu quả.

28/07/2014