Vua dưa hấu thỏi vàng sẽ tung ra 600 cặp dưa thỏi vàng

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Thanh Liêm (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) - "cha đẻ" của trái dưa hấu thỏi vàng, hình vuông, xe hơi… cho biết:
Thời tiết năm nay khắc nghiệt hơn mọi năm, mưa ít, nắng nhiều, nhất là đến bây giờ vẫn chưa thấy nước lũ… , nhưng đến 20/10 âm lịch này tôi sẽ xuống giống vụ dưa tết Bính Thân 2016.
Theo lượng khách hàng đặt cọc, năm nay ông Liêm trồng 8 công dưa (8.000 m2).
Nếu thời tiết thuận lợi, ông Liêm sẽ tung ra thị trường khoảng 700 cặp dưa hấu đặc biệt trưng tết, trong đó có 600 cặp dưa hấu thỏi vàng, 100 cặp dưa hấu hình vuông.
Trong vụ dưa tết Bính Thân năm nay, ông Liêm sẽ tung ra thị trường 600 cặp dưa hấu hình thỏi vàng mang chữ "Tài - Lộc"
Về giá cả, ông Liêm cho biết không thay đổi so với năm rồi dù dưa hút hàng.
Vụ dưa này, ông Liêm chỉ thay đổi mẫu chữ trên mỗi trái dưa cho đẹp hơn và vẫn giữ nội dung truyền thống “Tài - Lộc”.
Cụ thể, đối với dưa hấu hình thỏi vàng sẽ được phân loại theo trọng lượng, loại 1: 1,2 kg; loại 2 từ 1,3 - 1,4kg và loại 3 từ 1,5kg trở lên.
Theo đó, giá bán dao động từ 3 - 4 triệu đồng/cặp; dưa vuông 1,3 triệu đồng/cặp.
Riêng dưa hấu hình trái tim nổi bản đồ Việt Nam (có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) ông Liêm cho biết, đến thời điểm này chưa có người đặt hàng nên ông chỉ trồng vài trăm dây dưa và sẽ cho vào khuôn 100 trái.
Do quả dưa hình tái tim có trọng lượng lớn, khoảng 4 kg/trái nên năm rồi ông Liêm bán ra thị trường từ 7 - 8 triệu đồng/cặp.
Theo ông Liêm, sản phẩm chủ lực năm nay là dưa hấu vuông và hình thỏi vàng.
Với hai sản phẩm này đến nay đã có nhiều người liên hệ đặt hàng
Dù tính đến thời điểm hiện tại vụ dưa tết của ông Liêm chưa xuống giống, tuy nhiên tất cả số dưa thỏi vàng, hình vuông… đã có khách hàng liên hệ đặt hàng.
Cũng nhờ cách nặn ra trái dưa có hình dáng độc đáo và ý nghĩa nên ông Liêm đã làm cho trái dưa tăng cao giá trị đến 25 lần so với trái dưa hấu bình thường.
Được biết, năm 2007, ông Liêm thành công với mô hình trồng dưa hấu tạo hình thỏi vàng, hình vuông, xe hơi… Và tính đến nay, ông Liêm là người duy nhất thành công với mô hình này.
Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp cho dưa hấu hình thỏi vàng của ông Trần Thanh Liêm.
Mặc dù đã có nhiều năm trồng dưa hấu tạo hình, nhưng ông Liêm cho rằng, tỷ lệ thành công của ông vẫn chỉ ở mức 50%, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là yếu tố thời tiết.
Năm nay, ông Liêm dành nhiều thời gian cải tiến mẫu mã, làm thêm khuôn nhỏ, chữ in trên vỏ dưa đẹp hơn so với những năm trước, để đáp ứng nhu cầu mới, lạ và túi tiền của người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng

Xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có diện tích nuôi thả cánh kiến lớn nhất trong toàn huyện Mường Chà với diện tích nuôi thả 350ha. Giai đoạn 2005 – 2012, giá cánh kiến ổn định và có lúc tăng cao, mỗi ki lô gam cánh kiến giá từ 70.000 – 250.000 đồng, tùy từng thời điểm.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình cù lao giáp biển, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) trong thời gian qua. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh, thiếu quy hoạch, công tác quản lý môi trường còn khó khăn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trên lĩnh vực này là điều khó tránh khỏi.