Vụ Thương Lái Trung Quốc Tranh Mua Tôm Nguyên Liệu

Một trong những bài học đắt giá cần được rút ra từ nạn thương lái Trung Quốc tranh mua nguồn tôm nguyên liệu vừa qua, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu dường như bỏ quên người nông dân; đồng thời vai trò của ngành quản lý chưa được phát huy. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho gian thương và thương lái nước ngoài câu kết trục lợi.
Thực tế cho thấy, do thiếu liên kết trong sản xuất mà các doanh nghiệp xuất khẩu đã không thể tranh mua nguồn tôm nguyên liệu với các thương lái Trung Quốc. Còn ngành quản lý cũng không thể cấm nông dân bán tôm cho thương lái nước ngoài, khi giá thu mua tôm của họ cao hơn doanh nghiệp trong tỉnh đến vài ngàn đồng/kg. Hàng hóa bán cho người đưa ra giá cao vốn là quy luật của thị trường.
Do vậy, một trong những giải pháp cần được ngành quản lý và các doanh nghiệp chế biến thủy sản quan tâm hiện nay chính là xây dựng mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân. Làm được việc này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn tôm nguyên liệu để cung ứng cho các hợp đồng, còn người nông dân cũng an tâm phát triển nuôi trồng khi sản phẩm làm ra được bao tiêu, sản xuất có lãi.
Riêng ngành quản lý sẽ tránh được trường hợp thất thu từ nạn trốn và gian lận thuế, đảm bảo cho thị trường phát triển ổn định. Tạo được sự liên kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, nông dân đối với nhiều mặt hàng nông - thủy sản khác, chứ không riêng gì con tôm.
Tuy nhiên, muốn xây dựng được mối liên kết này, phải xác định được vai trò chủ thể và trách nhiệm của người cầm lái trong thực hiện mối liên kết “4 nhà”. Bởi, thực tế cũng đã chứng minh, sự thất bại từ mối liên kết “4 nhà” là do các “nhà” chưa xác định được vai trò chủ thể của mình, nên dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm. Rồi dẫn đến chuyện mạnh ai nấy làm, quên đi vai trò của người cầm lái trong việc chủ động, định hướng và tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Theo dự báo, từ nay đến cuối năm sẽ còn xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu thủy sản do nhiều nhà máy đều cần hàng để thanh toán hợp đồng. Vì vậy, việc xây dựng mối liên kết từ cánh đồng đến nhà máy cần được doanh nghiệp quan tâm. Đây cũng là giải pháp để duy trì sản xuất và phát triển ổn định. Đồng thời, góp phần chủ động phòng ngừa các thương lái nước ngoài gây xáo trộn thị trường, phá hại nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND, ngày 31-7-2015 phê duyệt Quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.

Để kiểm soát và phân biệt được giống sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu quản lý nguồn giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh.

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.