Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi

Theo đó, giai đoạn 2015 - 2016, hình thành vùng chuyên canh sản xuất cỏ với quy mô 315 ha, gắn với vùng chăn nuôi gia súc có sừng, sản lượng cỏ hàng năm đạt khoảng 56.700 tấn. Giai đoạn 201 - 2020 phát triển vùng chăn nuôi gia súc gắn liền với đồng cỏ chiếm khoảng 60 - 70% tổng đàn gia súc có sừng đến năm 2020. Trong đó, huyện Bác Ái 700 ha, Ninh Sơn 220 ha, Ninh Hải 50 ha, Ninh Phước 100 ha, Thuận Bắc 460 ha, Thuận Nam 400 ha.
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện trên 1.006 tỷ đồng, bao gồm vốn từ các dự án, chương trình ưu tiên về phát triển chăn nuôi và chi phí xây dựng đồng cỏ, chuồng trại. Qua đó, nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi gia súc đảm bảo bền vững, an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, đạt hiệu quả cao về kinh tế. Đông thời thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành chăn nuôi…
Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ Công an, tình trạng sản xuất, sử dụng phụ gia, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đang trở nên phổ biến.

Trong nuôi thủy sản có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi để xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lý các chất thải hữu cơ.

Ông Hoàng Xuân Tin (Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đầu tư tiền tỷ để xây dựng hệ thống nhà kín để nuôi tôm thâm canh quanh năm. Ông là người đầu tiên áp dụng biện pháp nuôi tôm trong nhà ở huyện Quỳnh Lưu.

Tháng 4-2015, Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai mô hình nuôi thử nghiệm cá bống tượng. Đây là đối tượng cá nước ngọt có hiệu quả kinh tế cao, thường sống ở khu vực miền Tây Nam Bộ, chịu thời tiết lạnh kém...

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa có Công văn 3019/TCTS-NTTS gửi Sở NN&PTNT các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về việc quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống.