Vụ nước sông ô nhiễm làm cá bè chết hàng loạt các doanh nghiệp lại chối bỏ trách nhiệm

Theo Sở NNPTNT tỉnh, cá bè của bà con ngư dân bị chết hàng loạt tới 3 lần liên tiếp trong tháng 9 vừa qua.
Tổng tính toán thiệt hại là hơn 18 tỷ đồng do khoảng 129 tấn cá bị chết.
Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM xác định nguyên nhân chính làm cá chết là nước sông Chà Và bị ô nhiễm, mà nguồn gây ô nhiễm chính là do hoạt động xả thải từ cống số 6 ra sông của các doanh nghiệp, chiếm 76% nguyên nhân;
có 15% nguyên nhân là do hoạt động nuôi cá lồng bè của bà con chưa khoa học, số lượng nuôi dày đặc.
Còn lại là các nguyên nhân do hình thức nuôi quảng canh (chiếm 5%), xả nước thải sinh hoạt (chiếm 2%).
Với tính toán như trên thì số tiền các doanh nghiệp phải đền bù cho người dân là trên 13,8 tỷ đồng.
Từ đó, Viện Môi trường và Tài nguyên đã đưa ra bảng tính toán tỷ lệ đóng góp nguồn thải cụ thể của từng doanh nghiệp.
Tại buổi đối thoại, 13/14 doanh nghiệp (một doanh nghiệp vắng mặt) vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt không phải do các nhà máy xả thải ra môi trường gây ô nhiễm.
Một số cho rằng do bà con ngư dân không biết cách chăn nuôi, chăm sóc, vệ sinh dẫn đến cá bị chết.
Các doanh nghiệp đều đưa ra những lý do rằng mình có hệ thống xử lý nước thải, đã được đầu tư… Khi ấy, ông Nguyễn Thanh Tịnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đặt vấn đề ngược lại: “Liệu các hệ thống đó có hoạt động hay không?”, thì nhiều doanh nghiệp im lặng.
Đại diện các Sở NNPTNT, Sở TNMT cho rằng, nếu các doanh nghiệp không đồng thuận thì đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân làm các thủ tục khởi khiện ra Tòa án.
Cuối cùng, các doanh nghiệp đã xin thêm thời gian bàn bạc để thống nhất ý kiến trả lời UBND tỉnh trước ngày 10.12.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.

Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.

Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.

Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.