Phát hiện 4 cơ sở vi phạm trong sản xuất kinh doanh giống mắc ca

Qua kiểm tra thực tế mới đây tại 4 cơ sở trên địa bàn các huyện Chư Pah, Đak Đoa và thành phố Pleiku đã phát hiện một số vi phạm.
Tại Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai có giấy đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh ươm giống cây lâm nghiệp; có các hợp đồng kinh tế số 02/ HĐKT giữa Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Đức Anh Đak Lak và Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai với số lượng cây giống mắc ca ghép mua bán là 5.000 cây với các dòng 246, OC, 816 và 849. Hợp đồng số 06/ HĐKT giữa Công ty Đức Anh Đak Lak và Công ty Đức Anh Gia Lai với số lượng chồi ghép mắc ca là 20.000 chồi với các dòng 246, OC, 816, 849.
Đoàn kiểm tra đã phát hiện số giống mắc ca trên không có hồ sơ, chứng từ chứng minh nguồn gốc giống (chồi ghép), nguồn gốc lô giống (cây thực sinh) và nguồn gốc lô cây con (cây ghép cũ). Kiểm tra thực tế tại vườn ươm số lượng mắc ca ghép cũ từ năm 2014 và 32.640 cây ghép mới trong năm 2015.
Tại các vườn ươm cây giống của các ông Trần Quốc Tính (TP. Pleiku), cơ sở Thiều Xuân Ảnh (huyện Đak Đoa) và cơ sở kinh doanh cây giống Ngô Gia Trang (huyện Chư Pah). Đoàn kiểm tra đã phát hiện các lỗi vi phạm như sản xuất kinh doanh giống cây mắc ca không có đăng ký kinh doanh giống ngoài danh mục; không có chứng nhận nguồn gốc lô giống; kinh doanh giống cây mắc ca thực sinh và không có nhật ký vườn ươm…
Đoàn kiểm tra đã xử lý 4 cơ sở trong đó nhắc nhở 3 cơ sở, hướng dẫn yêu cầu các cơ sở cam kết không được kinh doanh giống măcca ngoài danh mục, giống không có nguồn gốc chất lượng. Xử phạt hành chính Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai với số tiền 15 triệu đồng và đình chỉ kinh doanh vì vi phạm sản xuất kinh doanh giống cây mắc ca vô tính (chiết ghép) và không có giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống…
Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo đề nghị các phương tiện truyền thông thông tin rộng rãi cho nông dân biết các cơ sở trên sản xuất, kinh doanh giống mắc ca không đảm bảo chất lượng…
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh hàng năm trên 117.000 ha, năng suất bình quân năm 2014 đạt 56,3 tạ/ha, tăng 2,1 tạ/ha so với năm 2010; sản lượng năm 2014 ước đạt trên 660.000 tấn, tăng 21.000 tấn/ha so với năm 2013.

Sự ra đời của Hiệp hội Thủy sản (Basep) trong 3 năm qua đã thể hiện rõ vai trò cầu nối của mình đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản. Gần 50 hội viên có doanh số chiếm tỉ trọng lớn trong toàn hiệp hội, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh...

Ở Tiền Giang, khóm phụng, khóm son là loại trái cây được xem là “hàng độc” để phục vụ nhu cầu chưng nghi của người tiêu dùng cả nước trong dịp Tết. Ông Hà Văn Bảy, nông dân trồng khóm ở xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước (Tiền Giang) cho biết, khóm phụng, khóm son là loại khóm kiểng có màu đỏ son sặc sỡ hoặc hình dáng như chim phụng nên được thị trường rất ưa chuộng. Để có các loại khóm này cung cấp cho thị trường thì các thương lái thường phải đặt hàng từ trước Tết khoảng 1-2 tháng.

Bắt đầu vận hàn7h từ năm 2010, đến nay Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội đã thu hút được 625 Hợp tác xã (HTX) trên 11 tỉnh, thành tham gia với 1.441 điểm phân phối. Cùng với những thành công ban đầu, mô hình này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc phát triển bền vững và tăng thu nhập cho nông dân.

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico từ đầu năm 2013 với 5 doanh nghiệp tham gia. Tính đến hết tháng 9/2014 nước này đã nhập trên 65.000 tấn gạo từ Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Công Thương, năm nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ xuất sang quốc gia Bắc Mỹ này khoảng 87.000 tấn gạo. Hiện Việt Nam đã vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico.