Vụ muối buồn!

Hiện tại, một giạ muối (40 kg) thương lái chỉ thu mua 27.000đ, thấp hơn 10.000đ so với thời điểm đầu mùa...
Phải còn hơn nửa tháng nữa diêm dân trên địa bàn huyện Cần Giờ mới bước vào thời điểm kết thúc niên vụ sản xuất muối năm 2015.
Tuy nhiên, ngay thời điểm này, tại xã Lý Nhơn, xã sản xuất muối trọng điểm của huyện Cần Giờ, nhiều hộ đang thu hoạch những mẻ muối cuối cùng trong bối cảnh giá muối giảm sâu.
Bên ruộng muối rộng hơn 1,5 ha, anh Trần Khánh Duy, ấp Lý Thái Bửu, xã Lý Nhơn đang khẩn trương thu hoạch mẻ muối cuối cùng đưa vào kho cất giữ.
Anh Duy cho biết, so với mọi năm tình hình thời tiết năm nay diễn biến thuận lợi, nhưng việc tiêu thụ muối lại diễn ra rất chậm. Trong niên vụ muối 2015, gia đình anh sản xuất được hơn 100 tấn muối, thế nhưng tới thời điểm này mới bán được hơn 20 tấn, số còn lại vẫn đang nằm trong kho vì thương lái trả giá quá thấp.
Trước thực trạng trên, gia đình anh Duy buộc phải kết thúc sớm niên vụ muối năm nay. “Trời đang nắng chang chang mà mình không làm muối nữa thì tiếc lắm, nhưng nếu có cố sản xuất cũng chẳng biết cất vào đâu.
Hai cái chòi dự trữ được hơn 100 tấn muối, sau khi thu nốt mẻ này thì đã không còn chỗ để, nếu tiếp tục sản xuất rồi thuê xe chuyên chở về nhà thì tốn rất nhiều chi phí”, anh Duy nói.
Cách đó không xa, gia đình chị Huỳnh Thị Ngọc Châu, ngụ cùng ấp, cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Gia đình chị Châu có 3 ha ruộng muối, trong vụ muối năm nay gia đình chị đã sản xuất được hơn 200 tấn, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa bán được kg nào, tất cả còn nằm chất đống trong kho.
Theo chị Châu, do lượng muối còn tồn đọng trên địa bàn huyện từ vụ trước và thời tiết năm nay nắng nóng, thuận lợi đã dẫn đến sản lượng ở nhiều địa phương tăng mạnh, nguồn cung dồi dào, đẩy giá muối xuống thấp. Mặt khác, nhiều nơi diêm dân không thể bán muối trực tiếp cho thương lái mà phải qua đầu nậu, khiến nỗi khốn khổ của diêm dân thêm bội phần.
So với năm ngoái, giá muối hiện chỉ bằng 2/3, khoảng 27.000đ/giạ (40 kg), với giá này, những hộ làm muối giỏi chỉ lấy công làm lãi, còn những thuê đất và nhân công thì từ hòa vốn tới lỗ.
Trước tình hình này, hàng trăm hộ dân tại Lý Nhơn chỉ còn cách tích trữ, bảo quản chờ giá muối lên. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt, nếu giá muối vẫn không tăng trong thời gian tới thì diêm dân buộc phải chấp nhận thua lỗ, bán muối với giá rẻ cho thương lái để trang trải chi phí xăng dầu, nhân công….
Có thể bạn quan tâm

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam (gọi tắt là VietGAP) được xem là giải pháp đảm bảo hài hòa lợi ích bền vững giữa kinh tế (người sản xuất, người tiêu dùng) và môi trường. Thế nhưng, tại Quảng Ngãi, vấn đề này dường như đang bị bỏ ngỏ…

Để khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại với các dự án phát triển chăn nuôi lợn, dự án nuôi trồng thủy sản, chương trình xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập cao... ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, huyện Lâm Thao đã tạo cơ chế thuận lợi cho người dân: Thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đối với trâu, bò sống nhập khẩu. Theo đó, 100% các lô hàng trâu, bò sống nhập khẩu vào Việt Nam đều phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Các công ty nuôi chim yến và các địa phương có nhà nuôi chim yến đã có những biện pháp ban đầu phòng ngừa dịch cúm cho loại chim này trong bối cảnh dịch cúm A/H5N1 đang lan rộng tại các tỉnh.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, đầu những năm 2000, xã Hải Ninh (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 50ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản. Tại đây, nhiều hộ đã đưa giống ếch Thái Lan về nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.