Vụ lùm xùm bán lúa dự trữ nhà nước: Đòi khiếu nại tới cùng

Trả lời về những phản ảnh bán 2.335 tấn lúa dự trữ không minh bạch, bà Thới Kim Bình – Phó Chi cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ khẳng định rằng đã làm đúng luật dự trữ, đúng quy trình, bán đúng giá được Bộ Tài chính phê duyệt.
Nói thêm về việc đăng ký mua lúa, bà Bình cho biết không có quy định về hình thức đăng ký.
“Việc những người kia có đăng ký ở Chi cục Dự trữ nhà nước Phú Yên vào ngày 14.10, tôi không biết.
Họ gặp tôi vào chiều 15.10 nhưng trước đó, ngày 14.10 bên tôi đã tiếp nhận sự đăng ký của một số người khác.
Người thì gọi điện thoại, người thì fax.
Khi gặp tôi để đăng ký mua lúa vào ngày 15.10, nhóm người khiếu nại này đã yêu cầu tôi cho họ xem danh sách, ngày giờ những người đăng ký trước họ, nhưng tôi nói rằng họ không có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước phải cung cấp theo ý họ…” – bà Bình nói.
Trụ sở Cục dự trữ nhà nước khu vực Nam trung bộ.
Cũng theo bà Bình, kết thúc ngày 16.10 (ngày bắt đầu mở bán), Chi cục Dự trữ nhà nước Phú Yên chỉ bán được 1 hợp đồng là một ô 335 tấn lúa.
Ngày 19.10, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ xin chỉ đạo và được Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho phép bán nốt 2.000 tấn còn lại.
“Trong ngày 19.10, Chi cục Dự trữ nhà nước Phú Yên ký được 3 hợp đồng và Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ ký được 4 hợp đồng.
Ngày 20.10, ký nốt hợp đồng cuối cùng bán 335 tấn.
Đây là số thóc cuối cùng của lô 2.335 tấn xuất bán đợt này” – bà Bình nói.
Trước đó, trả lời phóng viên , ông Tạ Văn Chùm - Chi cục trưởng Chi cục Dự trữ nhà nước Phú Yên nói: “Chi cục chúng tôi chỉ được giao nhiệm vụ bán một số lúa nhất định (335 tấn – PV).
Lượng lúa còn lại cơ quan cấp trên bán cho ai tôi không được rõ”.
Được biết, vào sáng 21.10, khi nghe thông tin có một người mới được mua 335 tấn lúa vào ngày 20.10, bà Nguyễn Thị Mai Tố Ngọc cùng hai người khác từ Phú Yên đã vào Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ khiếu nại.
“Từ khi bắt đầu đăng thông báo bán số lúa này cho đến ngày mở bán (16.10) chúng tôi chạy đôn đáo xin mua thì nói là hết lúa.
Ngày mở bán đầu tiên, ông Chùm - Chi cục trưởng còn bắt chúng tôi phải ghi giấy thì mới bán 335 tấn cuối cùng mà sao ngày 20.10 vẫn còn lúa để bán, ngày 19 lại bán cả ngàn tấn cho những người khác?” - bà Ngọc đặt câu hỏi.
Bà Nguyễn Thị Ánh (huyện Đông Hòa, Phú Yên) bày tỏ: “Chúng tôi đi đi, về về giữa 2 tỉnh mà chỉ được mua vài chục tấn.
Còn những người không thấy mặt mặt mũi đâu thì được dành cho 2.000 tấn? Tại sao một khối tài sản hơn chục tỷ đồng của nhà nước mà lại có thể thuộc quyền quyết định của mỗi cá nhân bà Bình? Bà Bình hứa bán cho ai thì người đó được mua là lý gì? Tại sao không đấu thầu cho công khai minh bạch?”.
Bà Đặng Thị Cúc (Nha Trang, Khánh Hòa) - một người tham gia mua lúa, nói: “Họ thông báo là bán trực tiếp cho mọi đối tượng nhưng ngay từ đầu chúng tôi đăng ký thì bảo đã hết.
Nghi ngờ có tiêu cực, chúng tôi yêu cầu được xem danh sách ngày giờ, số lượng đăng ký thì họ nói chúng tôi không có quyền coi.
Đến ngày mở bán công khai, chúng tôi chực chờ từ 6 giờ 30 phút sáng đến tối mịt mà không có ai đến mua ngoài 6 người chúng tôi.
Chúng tôi đề nghị được mua toàn bộ số lúa đã thông báo bán nhưng tại sao nhất quyết không bán? Phải chăng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ cố tình giữ 2.000 tấn lại cho “sân sau” của họ? Chúng tôi sẽ khiếu nại việc này cho tới cùng”.
Có thể bạn quan tâm

Qua kết quả triển khai, các hộ dân đăng ký trồng gấc được 33 ha tại các xã Xuân Giang, Tiên Nguyên, Tân Bắc, Yên Thành, Yên Hà, Tân Trịnh, Bản Rịa, Bằng Lang. Trong tháng 6 vừa qua, huyện đã đã tiến hành giao giống và gieo trồng được 4.497 cây.

Ông Nguyễn Văn Thế, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, nguyên Bí thư Huyện ủy Vị Thủy, kể: “Vị Thủy là vùng đất trũng, thuần nông, tập quán sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, còn nhiều tàn tích chiến tranh. Hồi đó, cuối tháng 10, tháng 11 (âm lịch) nước vẫn còn ngập tràn đồng, hàng năm chỉ làm một vụ lúa, vậy mà giờ đây đã khác. Sự thay đổi ở huyện này cũng bắt đầu từ nông nghiệp...”.

Cty CP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh thịt xuất khẩu thành lập từ năm 1989. Năm 2000, Xí nghiệp chuyển đổi thành Cty CP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định với số vốn điều lệ 3,7 tỷ đồng; ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính là: chế biến thịt gia súc, gia cầm xuất khẩu…

Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết, trong cả 3 lô hàng rau gia vị bị phát hiện có côn trùng từ đầu năm đến nay, thì cả 3 đều thuộc về một doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Anh Nhân, địa chỉ 42/3 ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.

Hôm qua 13.10, ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Điện Bàn cho biết, lực lượng thú y huyện và chính quyền địa phương vừa tiến hành tiêu hủy khẩn cấp đàn vịt thịt 35 ngày tuổi gồm 1.000 con của bà Hà Thị Linh ở thôn Phong Nhị, xã Điện An.