Vụ đông xuân 2014-2015 diện tích tăng, sản lượng giảm

Vụ đông xuân 2014-2015, toàn tỉnh gieo sạ được 39.346,8ha lúa, tăng 1,9% so với vụ đông xuân năm trước nhờ có một số diện tích lúa bị sa bồi thủy phá đã được khắc phục đưa vào sản xuất. Hầu hết các địa phương đã chấp hành lịch thời vụ tương đối tốt theo chỉ đạo của ngành nông nghiệp. Giống và chất lượng giống lúa đều bảo đảm chất lượng. Trong đó cơ cấu giống lúa trung, ngắn ngày chiếm trên 95% diện tích, chủ yếu là giống ĐV108, KDđ/b, SH2, OM6976, VTNA2, PC6... và một số giống triển vọng đưa vào sản xuất thử.
Theo nhận định chung của các huyện, thành phố, vụ đông xuân năm nay hầu hết các giống lúa đều cho năng suất khá cao từ 65-70 tạ/ha. Ở TP.Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức năng suất bình quân đạt từ 62,4-65,1 tạ/ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt mưa lũ lớn từ ngày 24-27.3.2015 đã gây ngập hơn 3.000 ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng-trổ bông ảnh hưởng đến năng suất. Nặng nhất là huyện Nghĩa Hành, diện tích lúa bị thiệt hại 100% là 573 ha và diện tích lúa bị thiệt hại từ 30-70% hơn 915 ha.
Cũng bởi ảnh hưởng của mưa lũ đã làm cho năng suất bình quân của một số huyện bị giảm so với cùng vụ năm trước, như Nghĩa Hành giảm 17,2 tạ/ha; Bình Sơn giảm 4,4 tạ/ha; Tư Nghĩa giảm 3,6 tạ/ha; Ba Tơ giảm 1,2 tạ/ha. Chính vì thế nên vụ đông xuân 2014-2015 tổng sản lượng lương thực của tỉnh ước chỉ đạt 246.135 tấn, đạt 96,9% kế hoạch. So với cùng vụ năm trước giảm 3,5% (giảm 8.851 tấn). Trong đó, thóc thu hoạch 221.957 tấn, đạt 97,5%, so với cùng vụ năm trước giảm 2,9% (giảm 6.738 tấn). Bắp đạt 24.178 tấn, bằng 91,7% kế hoạch, so với cùng vụ năm trước năng suất giảm 4,9% (2,8 tạ/ha) và sản lượng giảm 8% (giảm 2.113 tấn). Việc vụ sản xuất chính không đạt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoàn thành kế hoạch tổng sản lượng lương thực cả năm của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II đưa ra lời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ con số thiệt hại 30% ở vụ nuôi 2013 và khuyến cáo người nuôi chỉ nên nuôi với mật độ thưa, chọn con giống tốt, sạch bệnh, nuôi an toàn sinh học và nên có thời gian cho đất nghỉ ngơi để cắt mầm bệnh. Theo Trung tâm Thú y vùng VII, việc công bố kết quả tìm ra tác nhân gây hội chứng EMS chỉ mới là bước đầu. Các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra cơ chế gây bệnh, giải pháp phòng trị vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Hy vọng đến cuối năm nay sẽ có kết quả tốt.

Hành Tín Đông (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những xã có tỷ lệ đàn bò lai lớn nhất tỉnh, với 75% so với tổng đàn. Nuôi bò lai sinh sản đã có lãi, một số hộ còn chuyển sang nuôi bò lai vỗ béo nên thu nhập càng cao.

sinh thực phẩm. Vấn đề hiện nay là cần sự hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo sự đồng bộ và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Mặc dù đã có tiếng tăm về uy tín, chất lượng sản phẩm nhưng cá khô của làng nghề vẫn chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc vào hệ thống các siêu thị.