Vụ đông thách thức

Tính đến ngày 22/10, toàn tỉnh mới chỉ gieo trồng được 33.017,6 ha (75,5%), thả 2.600 ha cá, chậm hơn tiến độ SX vụ đông 2014 (82%).
Theo lãnh đạo Phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Nghệ An), với tình hình này, kết thúc gieo trồng vụ đông, toàn tỉnh chỉ có thể đạt trên dưới 90% kế hoạch đề ra.
Cánh đồng Cửa Phú (xã Nghi Long, Nghi Lộc) rộng gần 17 ha nhưng lác đác chỉ vài thửa đất ngô xanh tốt, số còn lại còi cọc, vàng vọt, đã xuất hiện các loại sâu bệnh.
Đây đó vẫn có một vài thửa đất cao cưỡng cỏ dại mọc dày, nhiều thửa còn lại thân cây ngô vụ HT bị cháy khô, người dân chưa thu dọn.
Một số nông dân Nghi Long đang làm cỏ, bóm đạm cho cây ngô và rau màu sớm.
Năm nay, ông Nguyễn Hữu Tình, xóm 3, xã Nghi Long gieo trồng 2 sào ngô LVN 14.
Cùng thời điểm này năm trước, cây ngô đã trổ cờ phun râu nhưng năm nay mới chỉ vươn lên khỏi mặt đất chừng 20 cm.
Chống cây cuốc nghỉ tay, lão nông này cho biết: “Nắng nóng, thiếu nước tưới nên cánh đồng này, ngô hè thu chỉ đạt 50 kg/sào thôi.
Vụ HT đã gặp khó, vụ đông lại còn khó hơn.
Nắng hạn kéo dài khiến bà con gieo trỉa chậm mất gần nửa tháng nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lịch SX vụ xuân năm sau.
Đến đầu tháng 9, trời bắt đầu có mưa bà con nô nức xuống đồng.
Nhưng hạt vừa gặp đất thì mưa như trút liền mấy ngày, cây mọc lưa thưa, cây bị bó rễ, kém phát triển.
Nhiều nhà phải phá bỏ gieo trỉa lại, số còn lại thì trồng dặm, tích cực chăm bón nhưng cây ngô, cây lạc cũng phát triển kém!”.
Dẫn chúng tôi ra thăm cánh đồng được quy hoạch là cánh đồng lớn, cho thu nhập cao của xã, khuôn mặt bà Võ Thị Vân, cán bộ nông nghiệp xã Nghi Long không giấu được thất vọng: “Cửa Phú được quy hoạch là cánh đồng lớn của xã, nông dân từng “đút túi” 500 triệu đồng/ha/năm.
Nhưng nắng hạn kéo dài, mạch nước ngầm xuống thấp, vài năm nay, hiệu quả kinh tế của cánh đồng này không được như kỳ vọng.
“Do hạn hán, việc tích nước nuôi cá vụ 3 gặp khó nên đến thời điểm này toàn tỉnh mới chỉ thả được 2.635/3.600 ha kế hoạch.
Nắng hạn kéo dài, quỹ thời gian SX vụ đông ít nên một số vùng đã chuyển sang trồng và tăng thêm 780 ha ngô phục vụ thức ăn tưới cho các trang trại bò sữa…”, ông Nguyễn Đình Hương, Phó phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An.
Thời điểm này năm trước, ngô, lạc đã chuẩn bị cho thu hoạch trà đầu; rau màu cũng đã xanh tươi, chuẩn bị cho thu hoạch.
Nhưng năm nay, diện tích gieo trồng mới chỉ đạt 78%.
Cây lạc mới chỉ cao hơn mặt đất chừng 15 cm, vàng vọt, cây mảnh khoảnh, ít cành, hoa lác đác, đương nhiên sẽ ít củ”.
Khó khăn về thời tiết cũng khiến một số hộ dân không mặn mà với vụ đông.
Nhiều hộ cho rằng, gieo trồng muộn sẽ ảnh hưởng đến lịch SX vụ xuân nên họ chủ yếu trồng ngô để lấy thức ăn cho bò chứ không thiết tha việc lấy bông.
Một số hộ thì bỏ hoang đất hoặc chờ đủ ẩm độ để trồng các loại rau màu ngắn ngày phục vụ nhu tiêu dùng dịp tết.
Ông Đồng Thanh Bình, Phó phòng NN-PTNT huyện Nghi Lộc cho biết, năm nay SX vụ đông diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiều thách thức.
Vụ HT kéo dài do nắng hạn, đến nay trên địa bàn huyện vẫn còn một số diện tích lúa mùa chưa thu hoạch xong.
Vì vậy, quỹ thời gian SX ít, tổng diện tích vụ đông đã gieo trồng mới chỉ đạt 80% theo kế hoạch.
"Mặc dù tỉnh, huyện và một số xã đều có cơ chế hỗ trợ nhưng giá vật tư, phân bón, giống má đang tăng cao hơn khoảng 10-15%; vụ HT mất mùa, tiềm lực đầu tư trong dân kém hẳn; đầu ra thiếu ổn định nên một số nông dân không mặn mà.
Bên cạnh đó, một số diện tích đã gieo trồng gặp mưa dài ngày khó khắc phục nên nông dân chán nản không đầu tư, chăm bón", ông Bình nói.
Theo thống kê của Phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An, vụ đông 2015, ngô vẫn là cây trồng chủ lực, chiếm 64% diện tích (28.000 ha).
Do nắng hạn kéo dài, ẩm độ thấp nên năm nay, Nghệ An khuyến khích người dân tăng diện tích ngô trên đất 2 lúa.
Nhưng tính đến ngày 22/10, toàn tỉnh mới gieo trồng được 21.535 ha ngô (76%).
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thuận (tổ dân phố Hậu Phước, phường Ninh Hà) cho biết: “Nuôi tôm trái vụ nếu gặp thời tiết thuận lợi thì có lãi, nhưng gặp mưa bão thì mất trắng. Cũng vì sự bấp bênh ấy mà người dân không dám thả nuôi nhiều”. Năm 2013, 2 vụ nuôi chính, gia đình ông Thuận thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình ông tiếp tục thả nuôi vụ phụ vào mùa đông với 15 vạn con tôm thẻ chân trắng, 6.000 con cua, 3.000 con cá dìa.

Cá bông lau là loài da trơn, thân mình thon dài, đuôi đỏ, chỉ đánh bắt trong môi trường tự nhiên nên cá được nhiều người ưa chuộng bởi thịt trắng, sạch, béo, mùi thơm đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Loài cá này không dễ đánh bắt, ngày nay lại càng hiếm hơn khiến giá bán rất cao, từ 150.000 - 250.000 đồng/kg, có khi bắt được cá lớn bán được cả triệu đồng. Theo kinh nghiệm riêng, người đánh bắt xác định những vùng nước có ổ cá để giăng lưới, rồi nằm tài đợi cả đêm cũng như dân chạy xe ôm chờ khách.

Ngày 10-2, các chủ thu mua tôm hùm giống tại đường Hàm Tử, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn cho biết, giá tôm hùm bông giống cao nhất là 370 nghìn đồng/con đối với tôm hùm bông từ đầu vụ thì nay đã giảm còn 170 nghìn đồng/con. Còn đối với tôm hùm xanh, dao động ở mức 70 nghìn đồng/con.

Vài năm trở lại đây, cùng với việc đầu tư mạnh trong việc đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ, ngư dân trong tỉnh còn hiện đại hóa các thiết bị hỗ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành kinh tế biển tiếp tục phát triển mạnh đứng vào tốp đầu cả nước.

Năm 2014, sản xuất thủy sản của tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, sức cạnh tranh cao phù hợp với hệ sinh thái, khai thác tối đa lợi thế của địa phương; nâng cao năng lực khai thác xa bờ. Tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 110,4 nghìn tấn, tăng 9,5% so với năm 2013; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 65.900ha, sản lượng khai thác đạt 44.500ha.