Vốn tín dụng chính sách góp phần xây dựng nông thôn mới

Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn làm việc với Ban đại diện HĐQT Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã La Gi (Bình Thuận).
Ông Nguyễn Thành Tâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã góp phần tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Đến nay chi nhánh đã thực hiện cho vay hơn 1.400 tỷ đồng với 73.958 hộ hưởng lợi thuộc 96 xã NTM.
Riêng chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã cho vay hơn 87 tỷ đồng trên địa bàn 21 xã xây dựng NTM.
Hiện, 80% dân số trên địa bàn tỉnh sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh là nhờ đầu tư từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH.
Ông Nguyễn Thanh Tuyền – Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Bình Thuận cho biết, từ đầu năm 2014 đến tháng 10.2015, tổng dư nợ thực hiện cho vay 12 chương trình tín dụng phát triển nông thôn của chi nhánh đạt hơn 1.833 tỷ đồng.
Ông Lại Xuân Môn đã đi thực tế nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại một số địa phương trong tỉnh Bình Thuận; làm việc với Ban đại diện HĐQT, lãnh đạo Ngân hàng CSXH thị xã La Gi.
Tại buổi làm việc, bà Phùng Thị Thọ - Chủ tịch UBND thị xã La Gi cho biết, thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã đã cho vay gần 35 tỷ đồng tại 4 xã NTM.
Kết thúc buổi làm việc với Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Bình Thuận, ông Lại Xuân Môn khẳng định, những năm qua, địa phương đã thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Vốn tín dụng chính sách đã mang lại hiệu quả lớn về mặt xã hội như góp phần xây dựng NTM, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo…
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Cà Mau đã có trên chín nghìn ha các loại hình tôm nuôi bị dịch bệnh chết trắng trong vài tháng qua; trong đó có 833 ha diện tích tôm nuôi công nghiệp. Dịch bệnh thường gặp trên tôm nuôi như đốm trắng, đỏ thân, gan tụy và đến nay vẫn chưa có cách phòng trừ, chữa trị dịch bệnh này.

Sau thời gian nghêu chết hàng loạt trong những tháng đầu năm 2013, hiện nghêu nuôi ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, người nuôi nghêu không khỏi lo lắng do nguyên nhân gây chết nghêu hàng loạt trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định, đồng nghĩa “tai họa” có thể bất ngờ ập xuống bất cứ lúc nào mà người nuôi nghêu không có cách gì để phòng tránh.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi cá nước ngọt ngày một phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Quảng Nam còn cung ứng cho thị trường trong nước, đặc biệt là xuất khẩu.

Tại chợ Chắc Cà Đao (thị trấn An Châu, Châu Thành - An Giang) các tiểu thương bán cá rô đồng dính lưới 3 phân (cỡ khoảng 2 ngón tay/con), với giá 100.000 đồng/kg. Đây là loại cá rô được dân nghèo giăng lưới đánh bắt trong mùa nước nổi.

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.