Vốn tín dụng chính sách góp phần xây dựng nông thôn mới

Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn làm việc với Ban đại diện HĐQT Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã La Gi (Bình Thuận).
Ông Nguyễn Thành Tâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã góp phần tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Đến nay chi nhánh đã thực hiện cho vay hơn 1.400 tỷ đồng với 73.958 hộ hưởng lợi thuộc 96 xã NTM.
Riêng chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã cho vay hơn 87 tỷ đồng trên địa bàn 21 xã xây dựng NTM.
Hiện, 80% dân số trên địa bàn tỉnh sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh là nhờ đầu tư từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH.
Ông Nguyễn Thanh Tuyền – Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Bình Thuận cho biết, từ đầu năm 2014 đến tháng 10.2015, tổng dư nợ thực hiện cho vay 12 chương trình tín dụng phát triển nông thôn của chi nhánh đạt hơn 1.833 tỷ đồng.
Ông Lại Xuân Môn đã đi thực tế nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại một số địa phương trong tỉnh Bình Thuận; làm việc với Ban đại diện HĐQT, lãnh đạo Ngân hàng CSXH thị xã La Gi.
Tại buổi làm việc, bà Phùng Thị Thọ - Chủ tịch UBND thị xã La Gi cho biết, thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã đã cho vay gần 35 tỷ đồng tại 4 xã NTM.
Kết thúc buổi làm việc với Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Bình Thuận, ông Lại Xuân Môn khẳng định, những năm qua, địa phương đã thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Vốn tín dụng chính sách đã mang lại hiệu quả lớn về mặt xã hội như góp phần xây dựng NTM, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo…
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này tại Cà Mau, giá dừa thương lái thu mua tại vườn giảm mạnh so với hồi đầu năm. Từ chỗ 60.000-70.000 đồng/chục dừa (tương đương 12 trái dừa), nay giá bán giảm còn 45.000-50.000 đồng/chục.

Nuôi rươi thương phẩm ít rủi ro, đầu tư thấp nhưng lợi nhuận khá cao. Nơi có bãi triều phù hợp, rươi là đối tượng nuôi phù hợp cho phát triển kinh tế, góp phần xóa đỏi giảm ngèo.

Mặc dù đất quy định để trồng lúa, nhưng vài năm qua nhiều nông dân TP.HCM đã không trồng lúa trên diện tích đó mà chuyển sang nuôi, trồng các loại cây, con khác.

Ở TP. HCM xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp đô thị với giá trị sản xuất tới cả tỷ đồng/ha mỗi năm, nổi bật là mô hình sản xuất hoa lan với nhiều vườn lan tiền tỷ. Đây được coi là hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đô thị phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Phát triển cá lồng trên biển đang tạo giá trị lớn cho người dân. Tuy nhiên, hạn chế là vấn đề thiệt hại trong nuôi trồng vẫn cao; việc đưa ra giải pháp về quy hoạch lại vùng nuôi, kiểm soát mức độ cho ăn, con giống… được quan tâm hàng đầu hiện nay.