Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vốn Nhỏ Ý Nghĩa Lớn

Vốn Nhỏ Ý Nghĩa Lớn
Ngày đăng: 07/03/2014

Hiện nay, Hội LHPN phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) có trên 1.200 hội viên, sinh hoạt ở 32 chi hội, trong đó một số hội viên kinh tế còn khó khăn, đời sống bấp bênh do không có thu nhập ổn định.

Để giải quyết vốn vay cho những hội viên khó khăn, hàng năm Hội LHPN phường Mường Thanh phát động nhiều phong trào như: “Phong trào hội viên giúp nhau cho vay vốn không lấy lãi”; “Chương trình tiết kiệm tín dụng”. Đặc biệt, phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”; “Ống tiền tiết kiệm” đã đạt hiệu quả tích cực. Từ đó, mỗi năm đã có hàng trăm lượt phụ nữ nghèo được vay vốn không lấy lãi phát triển các mô hình kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hương, Chủ tịch Hội LHPN phường Mường Thanh cho biết: Chương trình tiết kiệm tín dụng (TKTD) của Hội phụ nữ phường đến nay đã duy trì được 27 cụm, với 741 thành viên tham gia, với số tiền gửi tiết kiệm là 150 triệu đồng. Số tiền này dành cho hội viên vay không lấy lãi ở 21 nhóm, với gần 100 hội viên được vay vốn.

Phong trào “Hũ gạo tiết kiệm” và “Ống tiền tiết kiệm”, huy động tiết kiệm được 120 triệu đồng và trên 500kg gạo, đã cho 26 hội viên vay không lấy lãi trong vòng 1 năm. Tuy số tiền được vay không lớn, chỉ từ 500.000 - 5 triệu đồng/người/năm, song đã giúp nhiều chị em có vốn để phát triển mô hình hình kinh tế nhỏ, nuôi con cái ăn học; giải quyết những việc đột xuất trong cuộc sống...

Một trong những mô hình kinh tế hiệu quả từ nguồn vốn vay TKTD là mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Các hội viên tận dụng diện tích sân thượng, trái nhà, quây kín lưới sắt nuôi chim. Lúc đầu khi còn ít vốn, các chị mua vài đôi chim giống, chim bồ câu Pháp dễ nuôi, cho ăn thóc, ngô và thức ăn công nghiệp; thời gian sinh sản từ 1,5 - 2 tháng/lứa, với giá bán ngoài thị trường từ 200.000 - 250.000 đồng/đôi chim non.

Chim bồ câu Pháp ít bị nhiễm bệnh, dễ gây giống nhân đàn. Hiện nay, nhiều hội viên có thu nhập khá nhờ nuôi chim bồ câu Pháp.

Bên cạnh mô hình nuôi chim hiệu quả từ đồng vốn TKTD, mô hình nuôi lợn nái trong những năm trở lại đây được nhiều hội viên phụ nữ áp dụng hiệu quả.

Để đồng vốn TKTD hiệu quả, hàng năm các chi hội lựa chọn những hội viên có nhu cầu vay vốn, hội viên làm đơn có xác nhận của chi hội trưởng chi hội phụ nữ, sau đó tùy vào từng trường hợp cụ thể để được giải quyết lượng vốn vay. Hàng tháng, hàng quý, chi hội đều kiểm tra tình hình thực tế hội viên sử dụng đồng vốn; nhằm phát huy hiệu quả.

Do làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn hội viên phát triển mô hình kinh tế và tạo thu nhập ổn định, nên nhiều năm qua, nguồn vốn vay TKTD của Hội LHPN phường Mường Thanh không có trường hợp nợ quá hạn, nợ khê đọng. Qua kiểm tra theo dõi các hoạt động ở cụm, tổ vay vốn đã có 15 cụm quản lý vốn xuất sắc, 10 cụm tiên tiến và 2 cụm trung bình.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hương cho rằng: Thông qua chương trình TKTD đã tạo cho chị em thói quen chi tiêu tiết kiệm, quản lý tốt vốn vay. Có vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Khi đồng vốn được quay vòng, làm ăn có lãi, nhiều chị em mua sắm được tiện nghi sinh hoạt; sửa nhà cửa, tạo điều kiện cho con em học hành, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hội viên. Hiện đã có trên 700 hội viên có cuộc sống khá giả, trên 200 hội viên thoát nghèo, nhờ biết sử dụng nguồn vốn đúng cách.


Có thể bạn quan tâm

An Giang mở rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu An Giang mở rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu

Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.

24/04/2015
Hà Nội mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa Hà Nội mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa

Điểm mới nhất của chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao (CLC) năm 2015 là việc TP Hà Nội chuyển giao về các huyện triển khai. Hiệu quả của chương trình trong 5 năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích với nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng hơn.

24/04/2015
Nhiều nông dân Sơn Hải 2 đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm Nhiều nông dân Sơn Hải 2 đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm

Nhằm tiết kiệm nguồn nước cũng như để duy trì sản xuất trong mùa khô hạn, nhiều nông dân ở thôn Sơn Hải 2 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) đã chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, nhờ đó nhiều diện tích đất trước đây vào mùa khô thường bỏ hoang hoặc cho năng suất cây trồng thấp, nay đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả.

24/04/2015
Cây bắp lai ngự trị trên đất lúa kém hiệu quả Cây bắp lai ngự trị trên đất lúa kém hiệu quả

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi 642 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại màu, đến nay huyện Tiểu Cần đã chuyển đổi được 141ha đất giồng cát, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng 02 vụ màu – 01 vụ lúa, hoặc chuyên sản xuất cây màu, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân tại các khu vực này.

24/04/2015
Giá lúa gạo giảm Giá lúa gạo giảm

Giá nhiều loại lúa, gạo hiện giảm bình quân khoảng 100 - 150 đồng/kg so với cách nay khoảng 1 tuần.

24/04/2015