Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vốn Nhỏ Ý Nghĩa Lớn

Vốn Nhỏ Ý Nghĩa Lớn
Ngày đăng: 07/03/2014

Hiện nay, Hội LHPN phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) có trên 1.200 hội viên, sinh hoạt ở 32 chi hội, trong đó một số hội viên kinh tế còn khó khăn, đời sống bấp bênh do không có thu nhập ổn định.

Để giải quyết vốn vay cho những hội viên khó khăn, hàng năm Hội LHPN phường Mường Thanh phát động nhiều phong trào như: “Phong trào hội viên giúp nhau cho vay vốn không lấy lãi”; “Chương trình tiết kiệm tín dụng”. Đặc biệt, phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”; “Ống tiền tiết kiệm” đã đạt hiệu quả tích cực. Từ đó, mỗi năm đã có hàng trăm lượt phụ nữ nghèo được vay vốn không lấy lãi phát triển các mô hình kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hương, Chủ tịch Hội LHPN phường Mường Thanh cho biết: Chương trình tiết kiệm tín dụng (TKTD) của Hội phụ nữ phường đến nay đã duy trì được 27 cụm, với 741 thành viên tham gia, với số tiền gửi tiết kiệm là 150 triệu đồng. Số tiền này dành cho hội viên vay không lấy lãi ở 21 nhóm, với gần 100 hội viên được vay vốn.

Phong trào “Hũ gạo tiết kiệm” và “Ống tiền tiết kiệm”, huy động tiết kiệm được 120 triệu đồng và trên 500kg gạo, đã cho 26 hội viên vay không lấy lãi trong vòng 1 năm. Tuy số tiền được vay không lớn, chỉ từ 500.000 - 5 triệu đồng/người/năm, song đã giúp nhiều chị em có vốn để phát triển mô hình hình kinh tế nhỏ, nuôi con cái ăn học; giải quyết những việc đột xuất trong cuộc sống...

Một trong những mô hình kinh tế hiệu quả từ nguồn vốn vay TKTD là mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Các hội viên tận dụng diện tích sân thượng, trái nhà, quây kín lưới sắt nuôi chim. Lúc đầu khi còn ít vốn, các chị mua vài đôi chim giống, chim bồ câu Pháp dễ nuôi, cho ăn thóc, ngô và thức ăn công nghiệp; thời gian sinh sản từ 1,5 - 2 tháng/lứa, với giá bán ngoài thị trường từ 200.000 - 250.000 đồng/đôi chim non.

Chim bồ câu Pháp ít bị nhiễm bệnh, dễ gây giống nhân đàn. Hiện nay, nhiều hội viên có thu nhập khá nhờ nuôi chim bồ câu Pháp.

Bên cạnh mô hình nuôi chim hiệu quả từ đồng vốn TKTD, mô hình nuôi lợn nái trong những năm trở lại đây được nhiều hội viên phụ nữ áp dụng hiệu quả.

Để đồng vốn TKTD hiệu quả, hàng năm các chi hội lựa chọn những hội viên có nhu cầu vay vốn, hội viên làm đơn có xác nhận của chi hội trưởng chi hội phụ nữ, sau đó tùy vào từng trường hợp cụ thể để được giải quyết lượng vốn vay. Hàng tháng, hàng quý, chi hội đều kiểm tra tình hình thực tế hội viên sử dụng đồng vốn; nhằm phát huy hiệu quả.

Do làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn hội viên phát triển mô hình kinh tế và tạo thu nhập ổn định, nên nhiều năm qua, nguồn vốn vay TKTD của Hội LHPN phường Mường Thanh không có trường hợp nợ quá hạn, nợ khê đọng. Qua kiểm tra theo dõi các hoạt động ở cụm, tổ vay vốn đã có 15 cụm quản lý vốn xuất sắc, 10 cụm tiên tiến và 2 cụm trung bình.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hương cho rằng: Thông qua chương trình TKTD đã tạo cho chị em thói quen chi tiêu tiết kiệm, quản lý tốt vốn vay. Có vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Khi đồng vốn được quay vòng, làm ăn có lãi, nhiều chị em mua sắm được tiện nghi sinh hoạt; sửa nhà cửa, tạo điều kiện cho con em học hành, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hội viên. Hiện đã có trên 700 hội viên có cuộc sống khá giả, trên 200 hội viên thoát nghèo, nhờ biết sử dụng nguồn vốn đúng cách.


Có thể bạn quan tâm

Làm Gì Để Nhân Rộng Những Làm Gì Để Nhân Rộng Những "Cánh Đồng Vàng"?

Chúng tôi về ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh (Châu Thành - An Giang), nơi hình thành nhiều tổ sản xuất đạt giá trị kinh tế trung bình trên 50 triệu đồng/ha nhờ nuôi lươn, giúp nhiều hộ dân giàu lên. Ông Nguyễn Văn So, tổ 9, ấp Vĩnh Thuận cho biết: Nuôi lươn đạt giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. Trước đây, với diện tích lúa, mỗi năm tôi chỉ canh tác được một mùa, mùa nước nổi ngồi nhìn nước ngập trắng đồng. Hoàn cảnh gia đình luôn túng quẫn, khó khăn.

25/12/2013
Hỗ Trợ Đầu Ra Cho Sản Phẩm Sạch Hỗ Trợ Đầu Ra Cho Sản Phẩm Sạch

Chính quyền TP.HCM sẽ tích cực kết nối cung cầu để tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản VietGAP và đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng.

03/12/2013
Hướng Dẫn Nhà Nông Làm VAC Theo Công Nghệ Hiện Đại Hướng Dẫn Nhà Nông Làm VAC Theo Công Nghệ Hiện Đại

Với 3 mô hình VAC tiêu biểu cho từng vùng sinh thái như cải tạo vườn tạp và phát triển VAC miền núi; VAC hàng hoá ở các địa phương có nhiều cây ăn quả đặc sản; tiêu thụ sản phẩm ở những nơi cây ăn quả được trồng tập trung và thu nhập từ vườn là chính, dự án đã mang lại sức sống mới cho nhiều vùng đất khô cằn. Đã có 30 tỉnh - thành Hội với trên 1.000 hộ hội viên và nông dân được tham gia và hưởng lợi từ dự án.

25/12/2013
Chọn Giống Tốt, Canh Tác Đúng Kỹ Thuật Để Sản Xuất Vụ Lúa Đông Xuân “Ăn Chắc” Chọn Giống Tốt, Canh Tác Đúng Kỹ Thuật Để Sản Xuất Vụ Lúa Đông Xuân “Ăn Chắc”

Hiện nay, nông dân vùng Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang tập trung xuống giống vụ lúa đông xuân 2013-2014. Theo đánh giá của các nhà khoa học Viện Lúa ÐBSCL, mực nước lũ năm 2013 không cao, tình trạng ngập lụt xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng các đợt triều cường.

03/12/2013
Câu Lạc Bộ Sở Thích Trồng Tiêu Xã Ân Thạnh Giúp Hội Viên Cùng Phát Triển Câu Lạc Bộ Sở Thích Trồng Tiêu Xã Ân Thạnh Giúp Hội Viên Cùng Phát Triển

Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…

03/12/2013