Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vốn Chính Sách + Nấm = Thoát Nghèo

Vốn Chính Sách + Nấm = Thoát Nghèo
Ngày đăng: 25/04/2014

Từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân (ND) xã Hòa Tiến đã hình thành nên những mô hình kinh tế hiệu quả, giúp vượt qua khó khăn, thoát đói nghèo.

Chúng tôi đến nhà chị Đặng Thị Phương (tổ 5, thôn An Trạch, xã Hòa Tiến) trong lúc chị đang chăm sóc cho trại nấm của mình. Trên diện tích 100m2, chị làm 4 gian nhà, sản xuất 5.000 bịch nấm sò để bán cho các chợ ở Túy Loan (Hoà Vang). Chị Phương nhẹ nhàng nói: “Trại nấm của chị còn nhỏ, chị thu nhập chưa nhiều, mỗi tháng chỉ khoảng 10 triệu đồng, tuy nhiên chừng đó chị đã mừng lắm rồi”.

Năm 2011, từ lớp tập huấn của Hội ND, chị Phương được Ngân hàng CSXH huyện Hòa Vang cho vay vốn ưu đãi 20 triệu đồng. Từ số tiền đáng quý này, chị gây dựng nên trại nấm, với mỗi năm thu nhập trên 120 triệu đồng, đủ để đưa chị ra khỏi diện nghèo khó của xã. Chị Phương bày tỏ: “4 năm làm nấm, chị cũng tích lũy được chút ít, sắp đến chị sẽ mở rộng trại nấm, hy vọng lúc đó thu nhập sẽ cao hơn”.

Ngoài chị Phương, nhiều anh chị ở xã Hoà Tiến thông qua Hội ND cũng vay được vốn Ngân hàng CSXH để trồng nấm. Cái công thức: “Vốn Ngân hàng CSXH + nấm = thoát nghèo” đã đúng với hàng loạt gia đình ND Hoà Tiến, như các chị Nguyễn Thị Huệ, Đinh Thị Thương, Phạm Thị Tá…

Theo ông Trần Văn Bằng- Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hòa Vang, ND Hoà Tiến rất sáng tạo trong làm ăn kinh tế. “Khi thẩm định hồ sơ xin vay vốn của bà con, chúng tôi thấy bà con chủ động nghĩ ra nhiều cách làm ăn hiệu quả” – lời ông Bằng. Thực tế đúng như vậy, ngoài làm nấm, ND Hoà Tiến còn có nhiều mô hình kinh tế khác rất hiệu quả.

Với diện tích sẵn có 1.000m2, chị Nguyễn Thị Nha (tổ 9, thôn La Bông) khi vay được vốn Ngân hàng CSXH đã không làm nấm mà quyết định trồng 10.000 gốc hoa. Nhờ vậy, chị có hoa cung cấp thường xuyên cho các chợ đầu mối ở Hoà Vang trong các dịp rằm, mồng 1, lễ, tết. Từ hộ nghèo, nuôi 3 con ăn học, bằng vốn vay Ngân hàng CSXH và chọn hoa làm hướng đi, chị đã thoát nghèo. Chỉ sau 2 năm trồng hoa, chị đã hoàn vốn lại cho ngân hàng và có một số dư lớn để đầu tư mở rộng vườn hoa.

Chị Vương Thị Huệ (tổ 9, thôn La Bông) đang là hộ tiêu biểu của Hòa Tiến về mô hình nuôi gà thả vườn. Chị Huệ cho biết, khu đất của gia đình là đất cát bạc màu, không trồng trọt gì được. “Lúc ban đầu tôi lúng túng không biết làm gì với mảnh đất đó, nhưng nhờ cán bộ Hội ND và cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Hoà Vang tư vấn cũng như giúp cho vay 20 triệu đồng lãi suất ưu đãi, tôi đã hình thành nên mô hình nuôi gà thả vườn. Đến nay, gia đình tôi có thể yên tâm về kinh tế” – chị phấn khởi nói.

Những năm gần đây, từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Hoà Vang, địa phương này đã có 13.000 lượt hộ thoát nghèo. Dư nợ cho vay hộ nghèo của ngân hàng đạt 72 tỷ đồng.

Có thể nói, một bộ phận không nhỏ ND ở Hoà Tiến đã khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống nhờ những đồng vốn vay quý giá của Ngân hàng CSXH. Nói như ông Trần Văn Bằng, kết quả đó là nhờ chính ND đã không đầu hàng số phận, luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống, biết tạo ra cơ hội để làm ăn và ý chí làm ăn.

Tuy nhiên với những ND này, bà con đều cho rằng họ luôn biết ơn sự giúp đỡ, động viên của các đoàn thể và nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH. “Món vay của Ngân hàng CSXH không lớn, chỉ vài ba chục triệu đồng, nhưng lại là điều kiện đầu tiên cho việc thực hiện những kế hoạch làm ăn” – chị Vương Thị Huệ tâm sự.

Theo ông Bằng, trong các xã trên địa bàn huyện thì Hoà Tiến là xã có nguồn vốn vay phát triển kinh tế đứng thứ 2, với tổng dư nợ vốn vay 23 tỷ đồng. Chính sự năng động trong làm ăn kinh tế của ND Hoà Tiến đã góp phần giúp xã này dẫn đầu hoàn thành 19/19 tiêu chí ngay từ năm 2013.


Có thể bạn quan tâm

Nhóm Thanh Niên Cùng Sở Thích Chăn Nuôi Bò Ở Đắk D'Rô Nhóm Thanh Niên Cùng Sở Thích Chăn Nuôi Bò Ở Đắk D'Rô

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Vê, ở thôn Jang Cách, từ lâu đã ấp ủ đầu tư chăn nuôi bò, nhưng mãi chưa thể thực hiện được vì không đủ vốn. Tuy nhiên, sau khi trình bày nguyện vọng tại các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn, năm 2013, anh được Đoàn xã xét để được vay nguồn vốn từ Dự án chăn nuôi bò của huyện do tổ chức Đoàn quản lý. Với khoản vốn vay gần 13 triệu đồng, cộng thêm tiền của gia đình, anh đã mua một cặp bò mẹ về nuôi.

11/02/2015
Nông Dân Đắk R’lấp Chú Trọng Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Đông Xuân Nông Dân Đắk R’lấp Chú Trọng Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Đông Xuân

Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.

11/02/2015
Quang Bình Gieo Cấy Đạt Trên 80% Diện Tích Vụ Đông Xuân Quang Bình Gieo Cấy Đạt Trên 80% Diện Tích Vụ Đông Xuân

Vụ Đông - xuân năm nay, huyện Quang Bình gieo cấy 1.898 ha lúa. Đến nay, nhân dân đã làm đất xong 100% diện tích, nhiều xã vùng thấp như Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang, Tân Bắc, Tân Trịnh, thị trấn Yên Bình... bà con nông dân đang tiến hành gieo cấy đạt trên 80% diện tích.

11/02/2015
Chuyển Đổi Mùa Vụ Câu Chuyện Mới Ở Bắc Mê Chuyển Đổi Mùa Vụ Câu Chuyện Mới Ở Bắc Mê

Câu chuyện đầu năm của chúng tôi với những người làm nông nghiệp ở Bắc Mê xoay quanh vấn đề chuyển đổi mùa vụ. Có thể đối với các huyện khác, là chuyện đã cũ, nhưng với Bắc Mê, thì đây là bước “đột phá”, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần tháo “nút thắt” quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.

11/02/2015
Mãi Đồng Hành Cùng Nhà Nông Mãi Đồng Hành Cùng Nhà Nông

Chỉ có hơn 50 lao động, lại hoạt động trên một địa bàn giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí đại đa số đồng bào còn thấp, bởi vậy, để nắm bắt địa bàn, công ty đã kiện toàn củng cố, duy trì 11 chi nhánh trực thuộc tại 11 huyện, thành phố, tổ chức gần 30 điểm bán hàng trên các vùng trọng điểm địa bàn tỉnh.

11/02/2015