Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Với kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ

Với kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ
Ngày đăng: 22/09/2015

Ông Trần Văn Lợt (bên phải) - nông dân sản xuất giỏi xã Sơn Định.

Chính vì mạnh dạn thay đổi cây trồng, chọn giống đúng, xử lý nghịch vụ đúng kỹ thuật nên năm 2013, thu nhập từ 6 công chôm chôm, trừ chi phí còn lãi 78 triệu đồng, năm 2014, trừ chi phí còn lãi 110 triệu đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ, ông Trần Văn Lợt, ấp Tân Thới, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, cho biết:

“Ban đầu, tôi được gia đình cho 4 công đất lúa nhưng nhiều năm sản xuất bấp bênh, lợi nhuận không cao, mỗi năm chỉ lời vài triệu đồng. Năm 1986, tôi bắt đầu lên vườn trồng cây ăn trái, trong đó cây nhãn là chính.

Để lấy ngắn nuôi dài, tôi trồng xen chuối già, khoai mì, kết hợp chăn nuôi heo. Năm 1992, sau khi tích lũy được một số vốn, gia đình tôi mua thêm 2.000m2 đất lúa rồi tiếp tục lên vườn trồng chôm chôm vì hiệu quả kinh tế vườn cao hơn nhiều lần so với lúa.

Sau 3 năm, trồng cùng với học hỏi kinh nghiệm cho trái nghịch vụ, thu hoạch rất khả quan.

Thấy trồng chôm chôm nghịch vụ hiệu quả cao, tôi lại quyết định chuyển toàn bộ 4 công đất nhãn sang trồng chôm chôm Thái và chôm chôm đường. Bởi 2 loại giống này có nhiều triển vọng từ thực tế năng suất cũng như đầu ra ổn định, giá có phần cao hơn các giống khác”.

Sau 4 năm trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cây của ông Lợt bắt đầu cho trái. Nhờ thường xuyên xem báo, nghe đài, dự các lớp tập huấn kỹ thuật về chôm chôm trong và ngoài tỉnh, ông đã tích lũy và không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu cặn kẽ quy trình kỹ thuật ra hoa, cho trái nghịch vụ với loại cây trồng này.

Trong quá trình trồng, ông thấy chôm chôm Thái cũng khó tính, rất mẫn cảm với thời tiết, sâu bệnh và đòi hỏi người trồng cần phải cần mẫn, chịu khó học hỏi mới có hiệu quả.

Đặc biệt, nếu canh tác riêng lẻ thì không ổn, không có đủ kinh nghiệm trong sản xuất.

Do vậy, ông trực tiếp bàn thảo với nhiều nhà vườn khác cùng loại cây trồng thành lập tổ hợp tác chôm chôm. Tổ đã hình thành với nhiều thành viên khác tham gia, rồi dần dà mở rộng hoạt động.

Ngoài tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc, xử lý ra hoa vụ nghịch, tổ còn tranh thủ tổ chức cho hội viên tham quan, học hỏi thực tế kinh nghiệm ở nhiều mô hình khác trong và ngoài tỉnh, tổ chức hội thảo đầu bờ về những vấn đề có liên quan đến cây chôm chôm.

Điều rất thành công là tổ liên kết sau thời gian tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất đã được cơ quan chuyên ngành công nhận đạt chuẩn VietGAP, hiện đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thành lập hợp tác xã.

Theo ông Lợt, trồng bất cứ loại cây nào, trước tiên nên nghiên cứu thật kỹ về điều kiện đất đai, xem cây trồng có thích hợp không. Khâu chọn giống cực kỳ quan trọng, vì là cây trồng lâu năm nếu chọn giống không đúng sẽ mất nhiều thời gian đốn bỏ, trồng lại. Khi cây trồng phát triển, cần chú ý nên xử lý nghịch vụ thì giá bán mới cao.

Chính vì mạnh dạn thay đổi cây trồng, chọn giống đúng, xử lý nghịch vụ đúng kỹ thuật nên năm 2013, thu nhập từ 6 công chôm chôm, trừ chi phí còn lãi 78 triệu đồng, năm 2014, trừ chi phí còn lãi 110 triệu đồng.

“Để tạo ra sản phẩm đạt số lượng, chất lượng cao, giảm chi phí đầu tư, điều quan trọng là phải áp dụng nguyên tắc “4 đúng” vào sản xuất, thường xuyên cập nhật, tiếp cận khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, phải tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan mô hình thực tế nhiều nơi để so sánh, đúc kết kinh nghiệm áp dụng vào vườn mình.

Lưu ý, hiện nay thời tiết ngày càng diễn biến bất thường, có nhiều tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đặc biệt là tác động trực tiếp đến quá trình xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ cũng như khả năng đậu trái nên nhà vườn không được chủ quan” - ông Lợt nhắn nhủ.


Có thể bạn quan tâm

Bật Dậy Nhờ Nghề Biển Bật Dậy Nhờ Nghề Biển

Chỉ có chiều dài 15 km bờ biển nhưng hàng năm tổng sản lượng đánh bắt từ biển của ngư dân huyện Gio Linh chiếm 50% toàn tỉnh Quảng Trị. Gio Linh đã mạnh lên rất nhiều nhờ khai thác thế mạnh kinh tế biển.

15/03/2012
Trồng Nấm Rơm Cho Lợi Nhuận Cao Trồng Nấm Rơm Cho Lợi Nhuận Cao

Nấm rơm được bà con trồng ngay trong sân vườn và tận dụng nguồn rơm từ ruộng nhà nên chi phí rất ít. Một chai meo hiện có giá từ 1.200 – 1.400 đồng, nếu ủ tốt có thể cho thu hoạch 2kg nấm. Theo tính toán của anh Danh Việt ở ấp Hoà Mỹ thì với 2.200 chai meo gia đình đang trồng, sau hơn 1 tháng chăm sóc sẽ cho thu nhập khoảng 23-24 triệu đồng. Hiện nấm rơm Định Hòa được thương lái ngoài tỉnh đến tận nơi thu mua với giá từ 11.500-13.000 đồng/kg.

17/05/2012
Tăng Cường Sử Dụng Kho Lạnh Trong Việc Bảo Quản Khoai Tây Giống Tăng Cường Sử Dụng Kho Lạnh Trong Việc Bảo Quản Khoai Tây Giống

Bảo quản củ giống khoai tây bằng kho lạnh là biện pháp tiên tiến hiện nay, do có nhiều ưu điểm như tổn thất trong kho ít, củ giống trẻ, cây phát triển khoẻ, giảm sự thoái hoá giống, khi trồng cho nhiều củ to, tăng năng suất thu hoạch từ 10% đến 15%.

16/03/2012
Nguyên Tắc Canh Tác Nông Nghiệp Hữu Cơ Là Cơ Nguyên Tắc Canh Tác Nông Nghiệp Hữu Cơ Là Cơ

Nông nghiệp nước ta đang đứng trước nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người. Xây dựng một nền nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người là một đòi hỏi bức thiết

02/08/2011
Giống Ngô Ngọt Hoa Trân Giống Ngô Ngọt Hoa Trân

Giống ngô ngọt Hoa TrânGiống ngô ngọt Hoa Trân có những ưu điểm vượt trội sau đây: Khả năng sinh trưởng, phát triển khoẻ, chống đổ tốt. Thời gian sinh trưởng ngắn, trung bình từ 70-80 ngày nên có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm. Bắp to trung bình 250-300g, hạt đều màu vàng cam, tỷ lệ kết hạt trên bắp cao, ăn giòn, ngọt, có hương vị đặc trưng. Tỷ lệ thu hồi sản phẩm cao (38-40% trong khi các giống ngô ngọt khác chỉ đạt 28-30%) nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Cây cho thu hoạch từ 1-2 bắp, trong đó số cây đóng 2 bắp chiếm tới 70% nên năng suất cao. Đặc biệt, giống Hoa Trân có khả năng chịu lạnh tốt trong điều kiện khí hậu mùa đông của các tỉnh phía Bắc.

17/05/2012