Với kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ

Ông Trần Văn Lợt (bên phải) - nông dân sản xuất giỏi xã Sơn Định.
Chính vì mạnh dạn thay đổi cây trồng, chọn giống đúng, xử lý nghịch vụ đúng kỹ thuật nên năm 2013, thu nhập từ 6 công chôm chôm, trừ chi phí còn lãi 78 triệu đồng, năm 2014, trừ chi phí còn lãi 110 triệu đồng.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng chôm chôm nghịch vụ, ông Trần Văn Lợt, ấp Tân Thới, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, cho biết:
“Ban đầu, tôi được gia đình cho 4 công đất lúa nhưng nhiều năm sản xuất bấp bênh, lợi nhuận không cao, mỗi năm chỉ lời vài triệu đồng. Năm 1986, tôi bắt đầu lên vườn trồng cây ăn trái, trong đó cây nhãn là chính.
Để lấy ngắn nuôi dài, tôi trồng xen chuối già, khoai mì, kết hợp chăn nuôi heo. Năm 1992, sau khi tích lũy được một số vốn, gia đình tôi mua thêm 2.000m2 đất lúa rồi tiếp tục lên vườn trồng chôm chôm vì hiệu quả kinh tế vườn cao hơn nhiều lần so với lúa.
Sau 3 năm, trồng cùng với học hỏi kinh nghiệm cho trái nghịch vụ, thu hoạch rất khả quan.
Thấy trồng chôm chôm nghịch vụ hiệu quả cao, tôi lại quyết định chuyển toàn bộ 4 công đất nhãn sang trồng chôm chôm Thái và chôm chôm đường. Bởi 2 loại giống này có nhiều triển vọng từ thực tế năng suất cũng như đầu ra ổn định, giá có phần cao hơn các giống khác”.
Sau 4 năm trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cây của ông Lợt bắt đầu cho trái. Nhờ thường xuyên xem báo, nghe đài, dự các lớp tập huấn kỹ thuật về chôm chôm trong và ngoài tỉnh, ông đã tích lũy và không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu cặn kẽ quy trình kỹ thuật ra hoa, cho trái nghịch vụ với loại cây trồng này.
Trong quá trình trồng, ông thấy chôm chôm Thái cũng khó tính, rất mẫn cảm với thời tiết, sâu bệnh và đòi hỏi người trồng cần phải cần mẫn, chịu khó học hỏi mới có hiệu quả.
Đặc biệt, nếu canh tác riêng lẻ thì không ổn, không có đủ kinh nghiệm trong sản xuất.
Do vậy, ông trực tiếp bàn thảo với nhiều nhà vườn khác cùng loại cây trồng thành lập tổ hợp tác chôm chôm. Tổ đã hình thành với nhiều thành viên khác tham gia, rồi dần dà mở rộng hoạt động.
Ngoài tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc, xử lý ra hoa vụ nghịch, tổ còn tranh thủ tổ chức cho hội viên tham quan, học hỏi thực tế kinh nghiệm ở nhiều mô hình khác trong và ngoài tỉnh, tổ chức hội thảo đầu bờ về những vấn đề có liên quan đến cây chôm chôm.
Điều rất thành công là tổ liên kết sau thời gian tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất đã được cơ quan chuyên ngành công nhận đạt chuẩn VietGAP, hiện đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thành lập hợp tác xã.
Theo ông Lợt, trồng bất cứ loại cây nào, trước tiên nên nghiên cứu thật kỹ về điều kiện đất đai, xem cây trồng có thích hợp không. Khâu chọn giống cực kỳ quan trọng, vì là cây trồng lâu năm nếu chọn giống không đúng sẽ mất nhiều thời gian đốn bỏ, trồng lại. Khi cây trồng phát triển, cần chú ý nên xử lý nghịch vụ thì giá bán mới cao.
Chính vì mạnh dạn thay đổi cây trồng, chọn giống đúng, xử lý nghịch vụ đúng kỹ thuật nên năm 2013, thu nhập từ 6 công chôm chôm, trừ chi phí còn lãi 78 triệu đồng, năm 2014, trừ chi phí còn lãi 110 triệu đồng.
“Để tạo ra sản phẩm đạt số lượng, chất lượng cao, giảm chi phí đầu tư, điều quan trọng là phải áp dụng nguyên tắc “4 đúng” vào sản xuất, thường xuyên cập nhật, tiếp cận khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, phải tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan mô hình thực tế nhiều nơi để so sánh, đúc kết kinh nghiệm áp dụng vào vườn mình.
Lưu ý, hiện nay thời tiết ngày càng diễn biến bất thường, có nhiều tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đặc biệt là tác động trực tiếp đến quá trình xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ cũng như khả năng đậu trái nên nhà vườn không được chủ quan” - ông Lợt nhắn nhủ.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.

Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.

Trong 2 ngày 9 và 10 -12, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đến làm việc tại Đồng Nai, thẩm định việc xét công nhận huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới.