Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vỡ quy hoạch hồ tiêu

Vỡ quy hoạch hồ tiêu
Ngày đăng: 15/09/2015

Nhiều nông dân ở huyện Tuy Đức (Đắk Nông) phá bỏ cây cà phê để trồng hồ tiêu khi cây này đang cho thu nhập cao

Ông Hồ Gấm - Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho biết, do giá hồ tiêu tăng cao, người dân thấy lợi trước mặt mà bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp, ồ ạt đi trồng hồ tiêu. 

Từ đầu năm đến nay, theo thống kê, cả tỉnh có hơn 3.000 ha hồ tiêu được trồng mới, đưa tổng diện tích vườn hồ tiêu của địa phương lên hơn 20.000 ha, trong khi tỉnh chỉ quy hoạch diện tích cây hồ tiêu phát triển bền vững là khoảng 12.000 ha.

Ông Vũ Đức Thành, ở xã Ðắk D’rông, huyện Cư Jút có vườn cao su gần 10 năm tuổi cho biết, trồng hồ tiêu thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm, trong khi giá cà phê năm nay thấp chưa tới 40.000 đồng/kg, trong khi cao su rớt giá thê thảm còn chưa tới 9.000 đồng/kg nên ông đã quyết định chuyển một phần diện tích cây cao su sang trồng hồ tiêu.

Tại xã Ðắk D’rông, từ đầu năm đến nay đã có trên 100 ha đất hoa màu được người dân san ủi, chôn cọc để trồng hồ tiêu, nâng tổng số diện tích hồ tiêu toàn xã lên hơn 300 ha. Toàn huyện Cư Jút có trên 1.400 ha hồ tiêu và hầu hết đều là mới trồng từ đầu năm đến nay. Những cây trồng bị chặt bỏ để trồng tiêu nhiều nhất là cao su, cà phê vì giá xuống thấp.

Nông dân chặt phá hàng nghìn ha cây trồng khác như cao su, điều, cà phê…, thậm chí phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép để lấy đất trồng hồ tiêu. Về các huyện, những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng đồng bào dân tộc, đi đến đâu cũng thấy người dân hăm hở phá bỏ các cây trồng khác để trồng hồ tiêu. 

Theo một số hộ nông dân, với giá hơn 200.000 đồng/kg hạt tiêu như hiện nay, chỉ cần trồng 1 ha hồ tiêu thì mỗi năm cũng cho thu nhập vài ba trăm triệu đồng, cao hơn hẳn các cây trồng khác.


Có thể bạn quan tâm

Trái Cây Của Bà Rịa - Vũng Tàu Có Tiếng, Chưa Có Miếng Trái Cây Của Bà Rịa - Vũng Tàu Có Tiếng, Chưa Có Miếng

Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loài trái cây có thể xếp vào hàng đặc sản như: nhãn xuồng, mãng cầu ta, quýt đường, bưởi da xanh, thanh long… nhưng do thiếu vùng chuyên canh, chưa có hệ thống tiêu thụ hoàn chỉnh và quảng bá thương hiệu kém nên sức cạnh tranh trên thị trường rất yếu ớt.

09/12/2013
Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Giảm Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Giảm

Năm 2013, về cơ bản đã kiểm soát được dịch cúm gia cầm; vaccine cúm gia cầm hỗ trợ của Nhà nước chỉ sử dụng khoảng 2 triệu liều, còn tồn 38 triệu liều và đang làm thủ tục chuyển sang năm 2014.

30/12/2013
Phận “Đứng Đường” Của Hồng Giòn Đà Lạt Phận “Đứng Đường” Của Hồng Giòn Đà Lạt

Hồng giòn là một trong rất ít đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Thế nhưng, loại đặc sản ấy ngày nay vẫn phải chịu cảnh “đứng đường”.

09/12/2013
Nghề Nuôi Chim Trĩ Đỏ Của Gia Đình Ông Bảy Nghề Nuôi Chim Trĩ Đỏ Của Gia Đình Ông Bảy

Ông Nguyễn Tiến Bảy, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai (Gia Bình - Bắc Ninh) mới đưa chim trĩ đỏ vào chăn nuôi. Qua thời gian thử nghiệm đã cho hiệu quả, mở hướng phát triển kinh tế cho gia đình ông và nhiều người dân trong vùng.

30/12/2013
Cây Màu Xen Thanh Long Cây Màu Xen Thanh Long

Trồng cây màu xen canh trong giai đoạn cây thanh long chờ ngày thu trái là phép toán lấy ngắn nuôi dài đạt hiệu quả cao của nông dân Bình Thuận.

09/12/2013