Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vỡ quy hoạch hồ tiêu

Vỡ quy hoạch hồ tiêu
Ngày đăng: 15/09/2015

Nhiều nông dân ở huyện Tuy Đức (Đắk Nông) phá bỏ cây cà phê để trồng hồ tiêu khi cây này đang cho thu nhập cao

Ông Hồ Gấm - Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho biết, do giá hồ tiêu tăng cao, người dân thấy lợi trước mặt mà bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp, ồ ạt đi trồng hồ tiêu. 

Từ đầu năm đến nay, theo thống kê, cả tỉnh có hơn 3.000 ha hồ tiêu được trồng mới, đưa tổng diện tích vườn hồ tiêu của địa phương lên hơn 20.000 ha, trong khi tỉnh chỉ quy hoạch diện tích cây hồ tiêu phát triển bền vững là khoảng 12.000 ha.

Ông Vũ Đức Thành, ở xã Ðắk D’rông, huyện Cư Jút có vườn cao su gần 10 năm tuổi cho biết, trồng hồ tiêu thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm, trong khi giá cà phê năm nay thấp chưa tới 40.000 đồng/kg, trong khi cao su rớt giá thê thảm còn chưa tới 9.000 đồng/kg nên ông đã quyết định chuyển một phần diện tích cây cao su sang trồng hồ tiêu.

Tại xã Ðắk D’rông, từ đầu năm đến nay đã có trên 100 ha đất hoa màu được người dân san ủi, chôn cọc để trồng hồ tiêu, nâng tổng số diện tích hồ tiêu toàn xã lên hơn 300 ha. Toàn huyện Cư Jút có trên 1.400 ha hồ tiêu và hầu hết đều là mới trồng từ đầu năm đến nay. Những cây trồng bị chặt bỏ để trồng tiêu nhiều nhất là cao su, cà phê vì giá xuống thấp.

Nông dân chặt phá hàng nghìn ha cây trồng khác như cao su, điều, cà phê…, thậm chí phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép để lấy đất trồng hồ tiêu. Về các huyện, những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng đồng bào dân tộc, đi đến đâu cũng thấy người dân hăm hở phá bỏ các cây trồng khác để trồng hồ tiêu. 

Theo một số hộ nông dân, với giá hơn 200.000 đồng/kg hạt tiêu như hiện nay, chỉ cần trồng 1 ha hồ tiêu thì mỗi năm cũng cho thu nhập vài ba trăm triệu đồng, cao hơn hẳn các cây trồng khác.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Tỉa Tán, Tạo Cành Cho Cây Điều Hiệu Quả Từ Tỉa Tán, Tạo Cành Cho Cây Điều

Từ giữa tháng 5 đến nay, trên địa bàn huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng), đã có hàng nghìn hộ dân hưởng ứng ra quân tỉa thưa, tỉa tán, tạo cành cho cây điều.

03/06/2013
Làm Gì Để Giải Cứu Cá Tra? Làm Gì Để Giải Cứu Cá Tra?

Thời gian qua, các ngành chức năng đã bàn thảo nhiều giải pháp vực dậy ngành công nghiệp cá tra. Song hiện tại doanh nghiệp và hàng loạt hộ nuôi vẫn gặp khó, bởi giá cá dưới chi phí giá thành, thị trường xuất khẩu biến động…

06/08/2013
Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.

20/10/2013
Nuôi Bò, Giúp Thoát Nghèo Hiệu Quả Nuôi Bò, Giúp Thoát Nghèo Hiệu Quả

Ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự hiện có trên 70 hộ nuôi bò với gần 500 con bò các loại. Những năm gần đây, người dân đã biết chú trọng nâng cao chất lượng đàn bò, đưa giống bò lai vào nuôi thay thế đàn bò truyền thống và bước đầu đem lại hiệu quả cao.

19/06/2013
Thí Điểm Mô Hình Nuôi Lươn Trên Cạn Thí Điểm Mô Hình Nuôi Lươn Trên Cạn

Đầu tháng 10-2013, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bình Đại (Bến Tre) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bình Đại tổ chức thí điểm mô hình nuôi lươn trên cạn cho hộ nghèo tại xã Phú Thuận.

21/10/2013