Vỗ Béo Bò, Nghề Mới Của Nông Dân Xã Phước Mỹ (Bình Định)

Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa tổng kết mô hình vỗ béo bò thịt tại xã Phước Mỹ. Tham gia mô hình có 5 hộ, mỗi hộ thực hiện vỗ béo 1 con bò, đa số là bò lai, có thể trạng tốt, bộ khung lớn.
Các hộ được tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật vỗ béo bò, kỹ thuật pha trộn thức ăn cho bò... Kết quả, sau thời gian nuôi vỗ béo bò từ 2 - 3 tháng, lợi nhuận đạt khoảng 3 - 4 triệu đồng/con.
Mô hình này lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở xã Phước Mỹ, tạo nghề mới để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho nông dân. Mô hình rất phù hợp với chăn nuôi gia đình vì kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ áp dụng, tận dụng được nguồn lao động và một số loại thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp, thời gian vỗ béo ngắn, ít rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=32215
Có thể bạn quan tâm

Với gần 24.000 ha, cây ngô đang là một trong những cây chủ lực trong kinh tế nông nghiệp của huyện Sông Mã - Sơn La, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Với đặc điểm thời tiết nắng nóng, về mùa hè, các loại rau ôn đới như su hào, cải bắp, súp lơ, các loại cải… trên thị trường Hà Nội trở nên khan hiếm, có cầu mà không có cung.

Theo nhận định của một số thương gia, nhiều khả năng trong vài tuần tới, Trung Quốc có thể lại cho buôn bán gạo qua đường tiểu ngạch, qua đó hỗ trợ thêm cho giá lúa gạo ở ĐBSCL.

Cơ cấu giống vụ này, giống lúa Jasmine 85 chiếm tỷ lệ 3,1%, giống lúa IR 50404 chiếm tỷ lệ 25,9% (giống lúa chất lượng thấp này giảm 3,9% so với cùng kỳ 2013) và còn lại là giống lúa chất lượng cao (OM 4218, OM 5451...) chiếm tỷ lệ trên 70%.

Sáng nay (30/8), phường Thủy Biều (Thừa Thiên Huế) tổ chức lễ hội thanh trà lần IV-2014, thu hút hàng trăm lượt khách đến tham dự và mua sản phẩm. Chị Phan Thanh Lê, ở đường Hồ Đắc Di (Huế) chọn mua hơn 10 quả thanh trà và 5 quả bưởi.