VN nhập khẩu 34.000 tấn tôm nguyên liệu

Trước đó, cả năm 2014, số lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu phục vụ chế biến xuất khẩu trong cả nước đạt 25.000 tấn.
Đó là thông tin ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y cho biết.
Có đến 80% tôm nguyên liệu nhập khẩu là từ Ấn Độ, phần còn lại từ Ecuado, Thái Lan, Indonesia...
Về việc lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh, ông Hồ Quốc Lực – Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho rằng, từ đầu năm đến nay, bệnh vi bào tử trùng bùng phát dữ dội tại các vùng nuôi tôm.
Nguồn nguyên liệu trong nước do đó có phần khan hiếm.
Còn theo ông Trần Văn Lĩnh – Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, giá thành tôm Việt Nam luôn cao hơn các nước xuất khẩu khác 1-3 USD/kg và lại nhiễm chất cấm, kháng sinh các loại.
Vì thế nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu về chế biến xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá rô đồng thời gian qua đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người nuôi. Nhận biết đặc điểm cá rô đồng cái sinh trưởng và phát triển nhanh hơn cá đực, qua đó, để tạo ra con giống chất lượng, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sản xuất cho bà con, Trung tâm KHKT&SX Giống thuỷ sản Quảng Ninh đã nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất giống cá rô đồng toàn cái bằng phương pháp tạo cá đực đặc biệt.

Cách đây ít năm thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng được coi là “đảo của đảo” vì biệt lập với bên ngoài bởi các rặng núi đá cao vút. Chính vị trí địa lý đặc biệt ấy tạo nên một vùng tiểu khí hậu, thổ nhưỡng riêng và giống gà bản địa thuần chủng – mà tên của thôn đã được đặt cho giống gà này: Gà Liên Minh.

Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã, việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành chức năng với chính quyền địa phương, bà con chăn nuôi nhằm làm rõ ràng nguồn gốc gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn là việc làm quan trọng.

Nhằm xây dựng mô hình làm kinh tế mới trong đoàn viên thanh niên và ngoài quần chúng nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đoàn viên thanh niên và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Những năm gần đây, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) không ngừng nỗ lực phát triển sản các sản phẩm nông nghiệp theo hướng liên kết, tạo sự ổn định, bền vững. Trong đó, phát triển, cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được địa phương tập trung thực hiện.