Vịt chạy đồng tăng đột biến khi thu hoạch lúa hè thu

Việc di chuyển của những đàn vịt chạy đồng từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, nếu không được sự kiểm soát chặt chẽ, nguy cơ lan truyền dịch cúm là rất cao, đặc biệt là thời điểm nắng nóng như hiện nay. Trước tình hình đó, Trạm Thú y huyện Cao Lãnh đã kết hợp với UBND các xã nói trên tiến hành kiểm tra giấy chứng nhận tiêm phòng, sổ chăn nuôi, chứng nhận của chính quyền địa phương nơi đến.
Trong quá trình kiểm tra, nếu hộ ở ngoài địa phương đến mà không khai báo, không có sổ chăn nuôi vịt chạy đồng, không có giấy chứng nhận kiểm dịch thì bắt buột tiêm phòng, hộ không chấp hành sẽ không được chăn thả trên địa bàn. Được biết, hiện tổng đàn vịt trên địa bàn huyện Cao Lãnh có khoảng trên 305 ngàn con.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang được mở rộng, tuy nhiên các hộ nuôi nơi đây chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn cá giống do thương lái đưa về, vận chuyển xa nên chất lượng cá không đảm bảo, tỷ lệ sống thấp, cá nuôi chậm lớn, hay bị bệnh, năng suất không cao.

Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.

Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 20km, tổng diện tích trên 1.000ha. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú; dưới tán rừng đước là các trảng nước và con kênh thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đang chứng tỏ hiệu quả, cải thiện cuộc sống của chủ rừng.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

Gần đây, diện tích rừng trống, đồi núi trọc trên địa bàn các xã miền núi được phủ xanh bởi những cánh rừng tràm, rừng cao su bạt ngàn. Từ đây, nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi ong mật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiềm năng này của Thừa Thiên Huế vẫn đang bị lãng phí.