Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Virus H5N1 Kháng Vaccine Xâm Nhập Phía Nam

Virus H5N1 Kháng Vaccine Xâm Nhập Phía Nam
Ngày đăng: 24/02/2014

Trước sự việc một số hộ dân ở Cần Thơ đã tiêm phòng vaccine H5N1 cho đàn gia cầm nhưng gia cầm vẫn bị chết và kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy dương tính với virus H5N1, Cục Thú y cho biết, nhánh virus 2.3.2.1 đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh.

Đây là dòng virus được xác định có độc lực cao, có khả năng biến thể kháng lại vaccine, từng được phát hiện và lưu hành tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung nhưng do quá trình vận chuyển gia cầm nên hiện nay đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam.

Trao đổi với phóng viên NTNN, TS Văn Đăng Kỳ - Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y) cho biết: “Nhánh virus 2.3.2.1 (nhánh C) không phải là nhánh mới như một số phương tiện truyền thông đưa tin trong mấy ngày qua mà đã xuất hiện từ trước ở miền Bắc, miền Trung, nay đã xuất hiện ở miền Nam. Tuy nhiên, nhánh virus này không đáng lo, vì đã có vaccine phòng, hiện vẫn còn 25 triệu liều dự trữ, chỉ cần đưa vào các tỉnh phía Nam tiêm phòng là có thể ngăn chặn được dịch”.

Cũng theo Cục Thú y, tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 vẫn đang có diễn biến phức tạp, hiện vẫn có ổ dịch mới phát sinh từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Cần Thơ với 3.537 con gia cầm mắc mới.

Như vậy, cả nước hiện vẫn còn 53 ổ dịch (85 hộ chăn nuôi) tại 17 tỉnh; số gia cầm mắc bệnh, chết là 55.483 con, toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ. Cụ thể, các tỉnh có dịch là: Đăk Lăk, Long An, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Nam Định, Phú Yên, Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Thanh Hoá.


Có thể bạn quan tâm

Trồng rau cho có ăn là không khó! Trồng rau cho có ăn là không khó!

Đó là cách nói dân dã của các hộ nông dân chuyên về nghề trồng rau mà họ gắn bó bao năm nay. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm chỉ làm ăn của chính các hộ dân, sự đầu tư thiết bị sản xuất, kỹ thuật gieo trồng, nguồn nước tưới và đầu ra sản phẩm từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương là yếu tố hỗ trợ tích cực cho người trồng rau bám đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

02/07/2015
Chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng Chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng

Hiện tại nông dân các địa phương trong tỉnh đang tất bật xuống giống cây trồng vụ mùa 2015. Đây là thời điểm các huyện phía Tây bước vào mùa mưa nên các loại sâu bệnh gây hại có thể xuất hiện mạnh trên cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu…

02/07/2015
Lúa Hè thu trổ cây Lúa Hè thu trổ cây

Ngoài cánh đồng lúa Hè thu ở khu vực 2, phường III, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, đang xuất hiện một vài trường hợp khá hy hữu. Khi mà ruộng đến ngày thu hoạch bỗng nhiên trên bông lúa vàng đâm chồi xanh mướt, hoặc hạt nứt vỏ lộ cả phần gạo trắng phía bên trong.

02/07/2015
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đi hiệu quả Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đi hiệu quả

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng địa phương là chủ trương lớn của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) sau khi tái lập huyện.

02/07/2015
Sơn tra, vối thuốc- hai loại cây cần phát triển ở vùng cao Sơn tra, vối thuốc- hai loại cây cần phát triển ở vùng cao

Dự án trồng cây sơn tra, vối thuốc trong rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái).

02/07/2015