Vĩnh Phúc Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Năm 2014

Sáng 27/1/2015, Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi cá giống mới năm 2014. Dự hội nghị có đại diện Sở NN&PTNT, Phòng NN&PTNT các huyện, thành, thị và 50 hộ tham gia mô hình.
Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND tỉnh, tháng 4/2014, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá giống mới cho 50 hộ dân trên địa bàn, với tổng diện tích 40ha. Mô hình nuôi cá giống mới hỗ trợ 1,2 triệu con cá rô phi đơn tính giống Đường nghiệp và 40 nghìn cá chép lai ba máu cho các hộ nuôi.
Với mật độ nuôi 3 con/m2 (cá rô phi đơn tính) và 1 con/m2 (cá chép lai), cá sinh trưởng phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt 80%. Trong suốt quá trình nuôi, cá được cho ăn 2 - 3 lần/ngày, sử dụng 100% cám công nghiệp có hàm lượng đạm 28 - 40% và thường xuyên được cán bộ kỹ thuật của Chi cục theo dõi, giám sát.
Sau hơn 5 tháng nuôi, cá cho thu hoạch trọng lượng bình quân đạt 700 - 800gam/con (14,2 tấn/ha), chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Với giá bán 33.000 - 35.000đ/kg, trừ chi phí, cho thu lãi trên 100 triệu đồng/ha; hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi các loài cá truyền thống. Mặt khác, thời gian nuôi ngắn, sớm cho thu hoạch (khoảng 5 tháng); vì vậy, có thể nuôi 2 vụ/năm.
Thành công từ mô hình nuôi cá giống mới năm 2014, mở ra hướng đi mới cho ngành thủy sản của tỉnh phát triển ổn định. Năm 2015, Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc tiếp tục hỗ trợ cá giống cho nhiều hộ dân khác trên địa bàn toàn tỉnh, tiến tới sản xuất thủy sản theo hướng thâm canh và bán thâm canh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.

Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến khích việc chế biến và tồn trữ thức ăn khô từ cỏ, rơm rạ, thân đậu, bắp và áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó có phương pháp gieo tinh phân biệt giới tính để nâng cao chất lượng và sản lượng khai thác.

Tập quán lâu đời của người dân miền sông nước là chăn nuôi vài con gà, con vịt để cải thiện bữa ăn hằng ngày, hay nuôi cặp heo để tận dụng thức ăn thừa và để giải quyết khó khăn lúc túng bấn.

Anh Khá cho biết: “Nếu như mọi năm, sau khi thỏa thuận được giá cả, thương lái sẽ giao hết tiền và nhanh chóng thu hoạch hết mía chỉ trong 1 - 2 ngày. Năm nay, thương lái chỉ đặt cọc khoảng 70% và sau cả tuần lễ họ cũng chưa chặt hết mía trên ruộng”.