Vĩnh Phúc Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Năm 2014

Sáng 27/1/2015, Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi cá giống mới năm 2014. Dự hội nghị có đại diện Sở NN&PTNT, Phòng NN&PTNT các huyện, thành, thị và 50 hộ tham gia mô hình.
Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND tỉnh, tháng 4/2014, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá giống mới cho 50 hộ dân trên địa bàn, với tổng diện tích 40ha. Mô hình nuôi cá giống mới hỗ trợ 1,2 triệu con cá rô phi đơn tính giống Đường nghiệp và 40 nghìn cá chép lai ba máu cho các hộ nuôi.
Với mật độ nuôi 3 con/m2 (cá rô phi đơn tính) và 1 con/m2 (cá chép lai), cá sinh trưởng phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt 80%. Trong suốt quá trình nuôi, cá được cho ăn 2 - 3 lần/ngày, sử dụng 100% cám công nghiệp có hàm lượng đạm 28 - 40% và thường xuyên được cán bộ kỹ thuật của Chi cục theo dõi, giám sát.
Sau hơn 5 tháng nuôi, cá cho thu hoạch trọng lượng bình quân đạt 700 - 800gam/con (14,2 tấn/ha), chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Với giá bán 33.000 - 35.000đ/kg, trừ chi phí, cho thu lãi trên 100 triệu đồng/ha; hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi các loài cá truyền thống. Mặt khác, thời gian nuôi ngắn, sớm cho thu hoạch (khoảng 5 tháng); vì vậy, có thể nuôi 2 vụ/năm.
Thành công từ mô hình nuôi cá giống mới năm 2014, mở ra hướng đi mới cho ngành thủy sản của tỉnh phát triển ổn định. Năm 2015, Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc tiếp tục hỗ trợ cá giống cho nhiều hộ dân khác trên địa bàn toàn tỉnh, tiến tới sản xuất thủy sản theo hướng thâm canh và bán thâm canh.
Có thể bạn quan tâm

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

Vừa qua, tại buổi tọa đàm “Những vấn đề đặt ra đối với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của nước ta trong tình hình mới” (do UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP. Cao Lãnh), thông qua những tham luận, trao đổi, các chuyên gia nhận định các địa phương cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho việc vươn mình ra “biển lớn” - hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tiến tới tái cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh đang tích cực tái đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm cung ứng cho thị trường cuối năm. Ðiều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá sản phẩm GSGC đang hồi phục.

Thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển và lan nhanh trên vật nuôi. Vì thế, ngành chức năng của huyện Vân Canh đã triển khai nhiều biện pháp giúp nông dân chủ động đối phó với dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) có thể xảy ra trên địa bàn.

Sau 3 năm thực hiện trồng chè sạch theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), Công ty TNHH một thành viên Chè Bàu Cạn đã từng bước nâng tầm thương hiệu sản phẩm chè, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.