Vĩnh Long phối hợp chặt chẽ, đảm bảo không lây lan lở mồm long móng trên đàn bò

Ông Lê Thanh Tùng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết, qua thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2011 - 2014 đã có 5 đơn vị thực hiện cấp bò giống xóa đói giảm nghèo cho hộ hoàn cảnh khó khăn cải thiện đời sống, với hơn 1.900 con.
Tuy nhiên, phần lớn giống bò này trôi nổi ở các nơi, chưa được kiểm soát tốt dịch bệnh. Mặc dù, ngành đã triển khai khá quyết liệt công tác tiêm phòng, nhưng kết quả còn thấp.
Trong tổng số hơn 64.000 con bò toàn tỉnh, số bò tiêm phòng lở mồm long móng đạt chưa tới 3%. Nguyên nhân do người dân chưa có ý thức cao trong phòng chống dịch bệnh.
Trước một số ý kiến cho rằng, gặp khó khăn trong việc thiếu kho bãi, người chăm sóc bò nếu lưu bò 7 ngày kiểm dịch trước khi trao người dân, ông Lê Thanh Tùng đề xuất, các đơn vị hỗ trợ cần có sự phối hợp với Chi cục Thú y.
Cụ thể, báo rõ số lượng, nơi trao bò để chi cục cử cán bộ giám sát dịch bệnh. Riêng việc lưu bò 7 ngày, có thể gom toàn đàn cho một trong những hộ được hỗ trợ quản lý, với sự theo dõi của ngành thú y trước khi trao bò cho từng hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Đội bảo vệ BQLCB huyện Gò Công Đông hiện có 17 người tham gia, gồm 5 chòi canh, 6 phương tiện thủy với nhiệm vụ bảo vệ trên 2.000ha diện tích cồn bãi. Trong đó, BQLCB huyện nuôi 350ha thuộc cù lao cồn Ông Mão, phần còn lại do người dân ven biển nuôi.

Các hộ tham gia đánh giá, mô hình giải quyết được việc ô nhiễm môi trường và mùi hôi thối do chất thải trong chăn nuôi gây ra, giúp đàn vật nuôi khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, giảm đáng kể số lượng điều trị thuốc thú y, hạn chế được rủi ro do dịch bệnh lây lan, tạo ra sản phẩm an toàn, tăng lợi nhuận cho người nuôi khoảng 20% so với cách nuôi truyền thống.

Qua khảo sát, đoàn đánh giá cao chất lượng trái nhãn cũng như điều kiện canh tác của các vườn nhãn Idor thuộc HTX nhãn Châu Thành, sẽ quay lại tìm hiểu và làm việc cụ thể với HTX vào đầu năm 2015. Đoàn khảo sát cho biết, để nhập khẩu được vào thị trường Anh Quốc thì đòi hỏi tất cả sản phẩm trái cây đều phải có chứng nhận GLOBALGAP.

Hiện xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) còn 53 hộ nghèo (chiếm 17,3%). Theo các cán bộ xã, nguyên nhân là do giao thông đi lại khó khăn; nhiều hộ chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo; sản xuất còn lạc hậu, nhỏ, lẻ, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên; áp dụng KHKT vào sản xuất còn hạn chế…

Thời gian qua, với việc thu hút một số gia đình cùng thực hiện các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung theo phương thức thu hồi tái đầu tư đang là hướng đi mới ở xã Phương Thiện (TPHG). Từ những hiệu quả bước đầu đã góp phần thay đổi từ nhận thức đến cách làm của người nông dân nơi đây.