Vĩnh Long phối hợp chặt chẽ, đảm bảo không lây lan lở mồm long móng trên đàn bò

Ông Lê Thanh Tùng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết, qua thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2011 - 2014 đã có 5 đơn vị thực hiện cấp bò giống xóa đói giảm nghèo cho hộ hoàn cảnh khó khăn cải thiện đời sống, với hơn 1.900 con.
Tuy nhiên, phần lớn giống bò này trôi nổi ở các nơi, chưa được kiểm soát tốt dịch bệnh. Mặc dù, ngành đã triển khai khá quyết liệt công tác tiêm phòng, nhưng kết quả còn thấp.
Trong tổng số hơn 64.000 con bò toàn tỉnh, số bò tiêm phòng lở mồm long móng đạt chưa tới 3%. Nguyên nhân do người dân chưa có ý thức cao trong phòng chống dịch bệnh.
Trước một số ý kiến cho rằng, gặp khó khăn trong việc thiếu kho bãi, người chăm sóc bò nếu lưu bò 7 ngày kiểm dịch trước khi trao người dân, ông Lê Thanh Tùng đề xuất, các đơn vị hỗ trợ cần có sự phối hợp với Chi cục Thú y.
Cụ thể, báo rõ số lượng, nơi trao bò để chi cục cử cán bộ giám sát dịch bệnh. Riêng việc lưu bò 7 ngày, có thể gom toàn đàn cho một trong những hộ được hỗ trợ quản lý, với sự theo dõi của ngành thú y trước khi trao bò cho từng hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Anh Lê Văn Pho, ngụ ấp Tân Phú (Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang), sau nhiều năm canh tác mấy công đất lúa năng suất thấp, anh đã mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm linh chi tại gia đình mình.

Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn.

Chồng mất cách đây 10 năm, một mình bươn chải nuôi con, chị Hương đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, với thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng.

Nhiều năm qua, cây măng cụt được xem là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho trên 400 hộ nông dân ở cù lao Tân Qui, trong đó có gần 100 hộ có thu nhập từ 400 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi năm.

Từ những mô hình của Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, những diêm dân ở huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn chỉ quen với việc làm muối nay đã bắt đầu biết nuôi tôm và họ tự tin về những kế hoạch của mình.