Vĩnh Long phối hợp chặt chẽ, đảm bảo không lây lan lở mồm long móng trên đàn bò

Ông Lê Thanh Tùng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết, qua thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2011 - 2014 đã có 5 đơn vị thực hiện cấp bò giống xóa đói giảm nghèo cho hộ hoàn cảnh khó khăn cải thiện đời sống, với hơn 1.900 con.
Tuy nhiên, phần lớn giống bò này trôi nổi ở các nơi, chưa được kiểm soát tốt dịch bệnh. Mặc dù, ngành đã triển khai khá quyết liệt công tác tiêm phòng, nhưng kết quả còn thấp.
Trong tổng số hơn 64.000 con bò toàn tỉnh, số bò tiêm phòng lở mồm long móng đạt chưa tới 3%. Nguyên nhân do người dân chưa có ý thức cao trong phòng chống dịch bệnh.
Trước một số ý kiến cho rằng, gặp khó khăn trong việc thiếu kho bãi, người chăm sóc bò nếu lưu bò 7 ngày kiểm dịch trước khi trao người dân, ông Lê Thanh Tùng đề xuất, các đơn vị hỗ trợ cần có sự phối hợp với Chi cục Thú y.
Cụ thể, báo rõ số lượng, nơi trao bò để chi cục cử cán bộ giám sát dịch bệnh. Riêng việc lưu bò 7 ngày, có thể gom toàn đàn cho một trong những hộ được hỗ trợ quản lý, với sự theo dõi của ngành thú y trước khi trao bò cho từng hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

Hiện nay, nhu cầu rau an toàn (RAT) của người tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, người trồng RAT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ, rất cần sự hỗ trợ từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Sau khi thuế xuất khẩu mặt hàng sắn về 0% từ 5/9, mặt hàng này đã trở thành nông sản xuất khẩu có giá trị tăng mạnh nhất trong 9 tháng vừa qua.
Đến nay, Hưng Yên đã cơ bản thu hoạch xong toàn bộ diện tích nhãn. Theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT, sản lượng nhãn toàn tỉnh năm nay ước đạt 35 nghìn tấn, giảm khoảng 5 nghìn tấn so với vụ trước nhưng giá bán cao hơn từ 5 - 10 nghìn đồng/kg.

Đến nay, diện tích na dai toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) là 1.720ha, vượt 72% so với mục tiêu.