Vĩnh Long Đốn Bỏ 1.221ha Nhãn Do Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Huyện có diện tích nhãn bị đốn bỏ nhiều nhất là Long Hồ (792ha), kế đến là Vũng Liêm (158ha) và TP Vĩnh Long (148,4ha).
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, hiện toàn tỉnh có 7.730,5ha trong tổng số 9.330ha vườn trồng nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng, trong đó vườn bị bệnh nặng (tỷ lệ nhiễm trên 70%) là 2.620ha. Nhiều nhà vườn đã đốn bỏ nhãn bị bệnh nặng để chuyển đổi sang giống nhãn khác hoặc trồng các cây trồng khác.
Ngành nông nghiệp và PTNT tiếp tục xây dựng mô hình, tuyên truyền, vận động bà con nông dân thực hiện phòng trị theo quy trình của Viện Cây ăn quả Miền Nam; chuyển đổi sang trồng giống nhãn kháng bệnh chổi rồng hoặc các loại cây đặc sản thích nghi với đặc điểm của từng vùng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết, vụ thu hoạch cá đồng mỗi năm chỉ có một lần hiện đang vào mùa nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức tận diệt cá non, nguồn cá giống dùng để thả nuôi cho vụ mùa sau. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ không còn nguồn cá giống để thả nuôi cho vụ mùa tới.

Đi dọc triền đê Sông Hồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tôi bị cuốn hút bởi màu xanh của những cánh đồng thanh hao hoa vàng với mùi hăng hắc rất đặc trưng. Năm 2006, cây thanh hao hoa vàng được triển khai trồng ở Yên Lạc đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân, nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì nỗi lo đã đến. Giá thanh hao hoa vàng lên xuống thất thường làm cho người trồng luôn trong trạng thái bất an.

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đã tận dụng nguồn nước sông Bồ để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.

Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.