Mô Hình Kết Hợp Nuôi Cá - Lúa Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập

Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang vừa tổ chức tổng kết đánh giá Dự án “Nhân rộng mô hình kết hợp nuôi cá - lúa” ở huyện Cai Lậy và huyện Cái Bè.
Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Phú Cường (huyện Cai Lậy) và xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè) với quy mô 2 ha/2 huyện/10 hộ tham gia.
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống với mật độ 5 con/m2 (cá rô đồng là chính, ghép thêm cá sặt rằn, cá chép và cá mè vinh), một phần thức ăn và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ nuôi và tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.
Qua 7 tháng nuôi, hiện các hộ đang thu hoạch cá đạt 3,5tấn/ha, lợi nhuận từ mô hình nuôi cá kết hợp trồng 3 vụ lúa cao gấp 2 lần so với chỉ trồng 3 vụ lúa.
Đây là mô hình giúp nông dân đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trong ruộng lúa, nhất là vùng bị ảnh hưởng lũ; không những tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương trong mùa lũ, còn là hình thức sản xuất cá - lúa ổn định, bền vững và thân thiện với môi trường nhằm tạo ra sản phẩm cá - lúa an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhìn chung, mô hình đã giúp nông dân tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, có khả năng nhân rộng và bền vững trong tương lai.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/mo-hinh-ket-hop-nuoi-ca-lua-giup-nong-dan-tang-thu-nhap-569511/
Có thể bạn quan tâm

Lẽ ra, khi được nâng cấp, sửa chữa, nạo vét, hồ chứa nước An Vang sẽ mở rộng diện tích tưới, thế nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Chuyện tréo ngoe này đã diễn ra tại tổ 3 (thôn An Lâm, xã Thăng Phước, huyện Hiệp Đức) từ tháng 7.2012 đến nay.

Trước thực trạng tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang thắng thế tôm sú vì được mùa, được giá thì việc vụ nuôi tới người dân chuyển sang nuôi TTCT là xu thế tất yếu. Để hiểu hơn về vấn đề này, TSVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Tùng (ảnh), Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản.

Nắng nóng kéo dài trên diện rộng khiến nhiều cánh đồng lúa non bị khô hạn nghiêm trọng, không ít diện tích lúa bị cháy rụi…

Tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), đang diễn ra tình trạng phá mía đào ao nuôi tôm rầm rộ. Theo số liệu của ngành Nông nghiệp, thị trấn Long Phú là một trong 3 địa phương có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú với diện tích trên 200ha…

Phát triển “nóng” hoạt động chế biến, kinh doanh trong khi diện tích vườn trồng ngày càng giảm, năng suất thấp, khiến ngành điều ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.