Vĩnh Long Chỉ Có 18% Diện Tích Ruộng Lúa Được Tận Dụng Nuôi Cá

Trong 2 tháng qua, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ cho nông dân 330.000 cá giống rô phi, mè vinh, cá chép và cá mè trắng để phát triển mô hình nuôi cá trong ruộng lúa.
Chủ yếu hỗ trợ cho bà con trong vùng Dự án nuôi cá trên ruộng lúa thí điểm theo tổ hợp tác 33ha tại các xã Mỹ Phước (Mang Thít), Hiếu Nhơn, Hiếu Thành (Vũng Liêm), vốn đầu tư 400 triệu đồng. Nông dân tham gia dự án được hỗ trợ cá giống, 30% chi phí thức ăn và được trung tâm khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Theo ngành nông nghiệp, tại các huyện Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình có trên 1.000ha đất lúa có hệ thống kinh mương thích hợp cho phát triển mô hình lúa - cá. Thế nhưng mới chỉ có 180ha (khoảng 18%) được nông dân tận dụng nuôi cá.
Mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án nuôi cá trong ruộng lúa giai đoạn 2014 - 2015, với tổng kinh phí thực hiện gần 2 tỷ đồng. Dự án này nhằm mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nguồn lợi thủy sản, đa dạng hóa sản phẩm trên nền đất lúa, góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Thịt lợn sạch là khái niệm để chỉ loại thịt từ lợn không dùng chất kháng sinh, kích thích trong quá trình nuôi. Trường Trung cấp nghề T.Ư Hội NDVN đã xây dựng giáo trình dạy nghề này ở trình độ sơ cấp (3 tháng).

Trước đây, 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) nổi tiếng là vùng nuôi tôm công nghiệp khá hiệu quả. Song do nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh, nhiều “đại gia” nuôi tôm đã trắng tay. Hiện nhiều hộ đã chuyển qua nuôi tôm quảng canh nhưng thu nhập không cao.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chưa phát hiện hộ nông dân nào dùng nhớt tưới cho rau muống nước trước thông tin đăng trên báo chí cũng như dư luận người tiêu dùng đồn thổi trong thời gian qua.

Đến hẹn lại lên, các xã trồng na tại huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) lại có dịp so tài. Tại hội thi na hàng năm do UBND huyện phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở KH&CN tổ chức. Hội thi là nơi các hộ trồng na ở huyện giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức cũng như giới thiệu sản phẩm của mình. Lần thứ 3 tổ chức, hội thi năm 2013 tiếp tục tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn với sự tranh tài của 10 đội thi đến từ 7 xã, thị trấn trồng na trong huyện.

Nằm trong vùng "sừng hươu" của hồ Dầu Tiếng, xã Suối Dây (Tân Châu, Tây Ninh) từ lâu đã được coi là xã nghèo vì đường sá xa xôi, cách trở. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cây sắn, đời sống cộng đồng người Chăm ở đây đã trở nên khấm khá hơn rất nhiều.