Tình trạng tôm chết diễn ra ở nhiều nơi

Từ đầu vụ đến nay, toàn huyện Thới Bình có trên 5.600 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm khoảng 13% tổng diện tích, tập trung nhiều ở các xã: Trí Phải, Trí Lực, Tân Phú, Hồ Thị Kỷ và thị trấn Thới Bình. Tôm thả nuôi từ 1 tháng đến 1,5 tháng thì có biểu hiện bệnh và chết hàng loạt, nhiều người dân bị thiệt hại trắng. Theo bà con, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước.
Toàn huyện U Minh có khoảng 10 ha tôm nuôi bị chết rải rác. Theo ngành chuyên môn, độ mặn trong ao đầm tăng cao, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn là nguyên nhân làm tôm nuôi thiệt hại. Ngoài ra, việc một số hộ nuôi tôm bị chết tự ý xả nước thẳng ra sông làm ô nhiễm môi trường nước cũng khiến dịch bệnh lây lan.
Cơ quan huyên môn huyện U Minh khuyến cáo nông dân không nên thả tôm ngay thời điểm này, mà nên chờ thời tiết thuận lợi mới tiến hành thả tôm nối vụ.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo mới nhất từ Văn phòng Kinh tế nông nghiệp Thái Lan, chính phủ nước này đã hạ thấp dự báo sản lượng thóc gạo vụ chính năm nay, trong bối cảnh nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới này đang phải gồng mình đối phó với tình hình hạn hán nghiêm trọng.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý II/2015, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang một số thị trường có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tổng XK cá ngừ tính đến hết tháng 5 vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị đạt trên 187,2 triệu USD.

Bắt đầu từ tháng 4 âm lịch đến nay, bơ ở Lâm Đồng vào mùa thu hoạch rộ, tại các thôn, xã huyện nông dân tất bật hái bơ để bán cho thương lái.

Dù mang tinh thần tạo thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu (XK), song sau vài tháng thực thi, các doanh nghiệp (DN) thủy sản đang rơi vào thế khó với chính các vấn đề kỹ thuật trong Thông tư 38/2015/TT-BTC (TT38) của Bộ Tài chính.