Vĩnh Linh phát triển đàn bò lên gần 10.000 con

Những gia đình có đàn bò lớn tập trung ở các địa phương có tiềm năng thế mạnh về gò đồi, bãi chăn thả rộng, như thị trấn Bến Quan, xã Vĩnh Khê, xã Vĩnh Hà và một số địa phương ở vùng đồng bằng có điều kiện thuận lợi cho việc trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Với các địa phương thuộc vùng gò đồi bà con nuôi bò theo phương thức chăn thả là chủ yếu; còn đối với vùng đồng bằng các hộ gia đình thường nuôi bò nhốt. Nuôi bò không chỉ đảm bảo cho các hộ gia đình về sức kéo, nguồn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn có giá trị kinh tế cao khi bán ra thị trường.
Nhờ tập trung làm tốt công tác phòng dịch cho đàn bò nên các đợt dịch bệnh xảy ra trong nhiều năm qua không làm ảnh hưởng nhiều đến số lượng đàn bò ở huyện Vĩnh Linh. Đến nay toàn huyện đã phát triển đàn bò lên đến gần 10.000 con, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho cách hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) đang được ngành chức năng ở huyện Cái Nước (Cà Mau) khuyến cáo nông dân thực hiện. Chỉ tiêu đặt ra cho năm 2014 là 9.000 ha, thế nhưng, trước tình hình giá tôm tăng cao, loại hình nuôi tôm công nghiệp phát triển ồ ạt, diện tích nuôi tôm QCCT khó có thể đạt theo kế hoạch.

Ngày 21/02/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn số 32/2014/CV-VASEP về việc tháo gỡ thủ tục XK hàng thủy sản theo quy định tại Nghị định 187/2013 của Chính phủ.

Nghề nuôi trăn đất ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đem lại hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên thời gian gần đây người dân gặp khó khăn do đầu ra thiếu bền vững.

Lối thoát nào cho ngành mía đường trước ngưỡng cửa Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2015 đang là dấu hỏi lớn trước những yếu kém của ngành mía đường hiện nay. Mở đầu loạt phóng sự về ngành mía đường là câu chuyện về đời sống của nông dân sau hơn 20 năm gắn bó với cây mía và các nhà máy đường ở ĐBSCL.

Phần lớn diện tích cam bị nhiễm bệnh vàng đầu ở giai đoạn 1-2 năm tuổi. Theo nhận định của ngành bảo vệ thực vật tỉnh, bệnh vàng đầu là biến thể của bệnh vàng lá thối rễ vì phần lớn các diện tích này trồng mới nhưng nâng liếp không cao làm nước đọng ở bộ rễ không thoát được.