Vĩnh Linh phát triển đàn bò lên gần 10.000 con

Những gia đình có đàn bò lớn tập trung ở các địa phương có tiềm năng thế mạnh về gò đồi, bãi chăn thả rộng, như thị trấn Bến Quan, xã Vĩnh Khê, xã Vĩnh Hà và một số địa phương ở vùng đồng bằng có điều kiện thuận lợi cho việc trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Với các địa phương thuộc vùng gò đồi bà con nuôi bò theo phương thức chăn thả là chủ yếu; còn đối với vùng đồng bằng các hộ gia đình thường nuôi bò nhốt. Nuôi bò không chỉ đảm bảo cho các hộ gia đình về sức kéo, nguồn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn có giá trị kinh tế cao khi bán ra thị trường.
Nhờ tập trung làm tốt công tác phòng dịch cho đàn bò nên các đợt dịch bệnh xảy ra trong nhiều năm qua không làm ảnh hưởng nhiều đến số lượng đàn bò ở huyện Vĩnh Linh. Đến nay toàn huyện đã phát triển đàn bò lên đến gần 10.000 con, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho cách hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây một số thông tin cho rằng, các cấp chính quyền của tỉnh Đồng Nai và Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai - Dofico đã làm trái quy định như: “Tổ chức “cướp” doanh nghiệp (DN)? Vết “nhơ” trong việc thu hút FDI

Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho rằng: Khi chúng ta chạy theo sản lượng thì việc đảm bảo độ đồng đều về giống, chất lượng của hạt gạo cũng như bảo quản chế biến sau thu hoạch chưa theo kịp.

Chương trình xây dựng NTM hiện đang gặp khá nhiều khó khăn, vì thế theo nhiều ĐBQH, chúng ta cần có những giải pháp căn cơ để tháo gỡ những nút thắt khó khăn này.

Xuất phát từ thực tế sản xuất chăn nuôi những con vật truyền thống (trâu, bò, gà, lợn…) những năm gần đây gặp rủi ro do dịch bệnh, giá cả bấp bênh..., anh Lê Văn Tập xã Hoằng Thắng huyện Hoằng Hoá đã mạnh dạn chuyển sang nuôi dế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo dự kiến, một trong những nội dung mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội là vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) sau gần 3 năm triển khai thực hiện.