Vinamilk dự kiến xây trang trại bò sữa lớn tại Lâm Đồng

Cụ thể, theo thỏa thuận khung về hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện cho Vinamilk xây dựng từ 2 - 3 trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, sử dụng công nghệ hiện đại, với tổng đàn khoảng 10.000 con.
Những trang trại này sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y, nguồn tinh bò sữa thuần chủng, thức ăn chăn nuôi… cho các hộ chăn nuôi bò sữa trong khu vực.
Đặc biệt, Vinamilk sẽ xây dựng trung tâm giống bò sữa chất lượng cao để cung cấp con giống thuần chủng, năng suất cao cho các hộ nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, công ty này sẽ tổ chức hệ thống thu mua, xây dựng trung tâm trung chuyển, thu mua sữa tươi nguyên liệu với hệ thống thiết bị hiện đại đảm bảo thu mua tối thiểu 90% sản lượng sữa tươi nguyên liệu do người nông dân Lâm Đồng sản xuất trong vùng quy hoạch chăn nuôi bò sữa của tỉnh.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ lập và phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2015 - 2020, làm cơ sở để triển khai chỉ đạo các địa phương phát triển đàn bò sữa theo quy hoạch.
Trong đó, xác định rõ các khu vực phù hợp cho phát triển chăn nuôi bò sữa, diện tích trồng cỏ, đảm bảo cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa. Đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển bò sữa trên địa bàn.
Cũng theo thỏa thuận này, Vinamilk dự kiến sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến sữa trên địa bàn tỉnh khi lượng thu mua của công ty đạt trên 200 tấn sữa tươi/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất.

Phát huy lợi thế về ao, hồ, sông, suối và lòng hồ thủy điện trên địa bàn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện lên 325 ha.

Từ năm 2008 đến nay, tôm thẻ chân trắng được các hộ nuôi chọn làm chủ lực thay thế con tôm sú trên diện tích nước mặn lợ của các địa phương ven biển. Đến nay, diện tích nuôi đã vượt con số 1.300 ha/vụ. Tuy nhiên, liên tiếp trong những năm qua, dịch bệnh xảy ra, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khiến nhiều hộ nuôi tôm lao đao.