Vinamilk dự kiến xây trang trại bò sữa lớn tại Lâm Đồng

Cụ thể, theo thỏa thuận khung về hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện cho Vinamilk xây dựng từ 2 - 3 trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, sử dụng công nghệ hiện đại, với tổng đàn khoảng 10.000 con.
Những trang trại này sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y, nguồn tinh bò sữa thuần chủng, thức ăn chăn nuôi… cho các hộ chăn nuôi bò sữa trong khu vực.
Đặc biệt, Vinamilk sẽ xây dựng trung tâm giống bò sữa chất lượng cao để cung cấp con giống thuần chủng, năng suất cao cho các hộ nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, công ty này sẽ tổ chức hệ thống thu mua, xây dựng trung tâm trung chuyển, thu mua sữa tươi nguyên liệu với hệ thống thiết bị hiện đại đảm bảo thu mua tối thiểu 90% sản lượng sữa tươi nguyên liệu do người nông dân Lâm Đồng sản xuất trong vùng quy hoạch chăn nuôi bò sữa của tỉnh.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ lập và phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2015 - 2020, làm cơ sở để triển khai chỉ đạo các địa phương phát triển đàn bò sữa theo quy hoạch.
Trong đó, xác định rõ các khu vực phù hợp cho phát triển chăn nuôi bò sữa, diện tích trồng cỏ, đảm bảo cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa. Đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển bò sữa trên địa bàn.
Cũng theo thỏa thuận này, Vinamilk dự kiến sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến sữa trên địa bàn tỉnh khi lượng thu mua của công ty đạt trên 200 tấn sữa tươi/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết: Do hiệu quả kinh tế cây mía thấp, Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) thiếu quyết tâm đầu tư nên nông dân trong vùng nguyên liệu mía của huyện đã phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, khiến cho diện tích mía nguyên liệu bị giảm mạnh.

Năm 2014, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau tuy không được như mong đợi, nhưng tính hiệu quả bền vững của mô hình sản xuất kết hợp này nhiều năm qua đã khẳng định được vị thế trong lòng người dân ở những vùng chuyển dịch. Chính vì thế, năm 2015, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển vụ lúa - tôm.

Nhằm giải quyết tốt đầu ra ổn định cho các nông sản hàng hóa chủ lực của địa phương, Tiền Giang đang triển khai dự án "Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm" tại HTX sầu riêng Ngũ Hiệp. Tổng kinh phí dự án trên 170 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng của HTX hơn 92 triệu đồng. Thời gian triển khai dự án từ tháng 8 - 12/2015.

Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.