Vinafood 2 Và Cty CP BVTV An Giang Hợp Tác Làm Cánh Đồng Lớn

Theo tin từ TCty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) đang tiến hành mở 3 lớp tập huấn cho 91 cán bộ kỹ thuật của 19 công ty thành viên thuộc Vinafood 2 về nghiệp vụ quản lý cánh đồng lớn (CĐL).
Trong thời gian tới, AGPPS tiếp tục mở thêm nhiều lớp tập huấn với nội dung được đổi mới phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển.
Chương trình tập huấn nói trên là 1 trong những nội dung hợp tác chiến lược giữa Vinafood 2 với AGPPS, trong sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo, xây dựng CĐL giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Bao gồm: Hợp tác quy hoạch chọn vùng sản xuất CĐL (phối hợp với Sở NN-PTNT và chính quyền địa phương các tỉnh tiến hành quy hoạch vùng sản xuất CĐL, đến nay đã quy hoạch nhiều vùng nguyên liệu với diện tích 50.000 ha năm 2015); hợp tác trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia CĐL; hợp tác trong việc cung ứng giống, VTNN đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra; hợp tác trong việc hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch; hợp tác trong việc đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ doanh nghiệp và nông dân; hợp tác trong việc xây dựng nhãn hiệu, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Vinafood 2.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/vinafood-2-va-cty-cp-bvtv-an-giang-hop-tac-lam-canh-dong-lon-post135002.html
Có thể bạn quan tâm

Theo ông K’Siêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Sơn thì toàn xã hiện có 646 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 13 chi hội. Thời gian qua, để nâng cao kiến thức cho hội viên trong quá trình sản xuất, Hội đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề theo nhu cầu của nông dân.

Gần một năm nay, ông Lê Công Chiến (SN 1951) ngụ ở ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông thành công với việc nuôi thỏ. Với 4 dãy chuồng, mỗi dãy dài trên 2,5m, ngang hơn 1,5m và cao 0,5m, vào tháng 10/2013, ông nuôi 20 con thỏ giống (17 con thỏ cái và 3 con thỏ đực). Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.

Nông dân Nguyễn Văn Đực cho biết: “Nước tràn vào ruộng thu hoạch gặp nhiều khó khăn, lúa chỉ mới trên 70 ngày tuổi, lúa chín được nửa bông, thu hoạch được khoảng 6 bao/công. Thương lái mua giá 3.500 đồng/kg, nếu không thu hoạch thì lỗ nhiều chi phí sản xuất”.

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn thu hoạch lúa Hè thu cuối vụ. Khác với thời điểm cách nay khoảng một tháng, hiện tình hình tiêu thụ lúa rất thuận lợi khi giá tăng, thương lái đẩy mạnh thu mua.

Không chỉ những nông hộ có truyền thống trồng dâu tây, hiện nhiều bà con người dân tộc K’Ho ở thị trấn Lạc Dương cũng đã gắn bó với loại trái cây đặc sản này. Cây dâu tây đã trở thành cây trồng quen thuộc và ngày càng được mở rộng diện tích tại đây.