Vinafood 2 Sẽ Mua Toàn Bộ Lúa Mùa Nổi Cho Nông Dân

Ngoài Công ty cổ phần Nông Trại Sinh Thái (Ecofarm), Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) vừa cam kết sẽ bao tiêu toàn bộ lúa mùa nổi do nông dân sản xuất ra.
Cam kết trên được ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Vinafood 2 khẳng định tại “Ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi” được tổ chức hôm qua, 10-1 tại An Giang.
Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.
Theo ông Năng, hai công ty thành viên của Vinafood 2 là Công ty TNHH Lương thực TPHCM và Công ty lương thực thực phẩm An Giang sẽ cùng với Ecofarm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm lúa mùa nổi mà nông dân sản xuất được. “Chúng tôi sẽ nâng sản phẩm này lên thành sản phẩm đạt chuẩn về hữu cơ và sẽ đưa vào hệ thống phân phối trong các cửa hàng tiện ích của Vinafood Mart từ Đà Nẵng về TPHCM và đến Cà Mau”, ông cho biết.
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Minh Triết, Tổng giám đốc Ecofarm (Kiên Giang), cho biết nếu tính luôn vụ thu hoạch năm nay, doanh nghiệp của ông đã ba lần bao tiêu sản phẩm lúa mùa nổi cho nông dân. “Riêng vụ thu hoạch năm nay, đơn vị chúng tôi bao tiêu toàn bộ diện tích khoảng 100 héc ta với giá 12.000 đồng/kg”, ông cho biết.
Theo ông Triết do lúa mùa nổi rất ít, tổng sản lượng chỉ khoảng trên 100 tấn (năng suất rất thấp, chỉ đạt khoảng 1,2 - 1,5 tấn/héc ta - PV) nên gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu cũng như đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường.
Mặc dù doanh thu từ cây lúa mùa nổi cũng chỉ khoảng 1,4 - 1,5 triệu đồng/công tầm lớn (1.300 m²), nhưng theo ông Nguyễn Văn Nào, ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang - hộ nông dân sản xuất lúa mùa nổi- bù lại nông dân sẽ tận dụng được nguồn rơm rạ (rơm rạ lúa mùa nổi bền, có thể đậy cho đất rẫy được 6 - 7 tháng, trong khi lúa thần nông chỉ đậy được 2 - 3 tháng là mục - PV) phát triển trồng màu với doanh thu từ cây màu lên đến cả trăm triệu đồng/công tầm lớn.
Được biết, theo kế hoạch khôi phục, phát triển lúa mùa nổi của An Giang, địa phương này sẽ mở rộng và ổn định diện tích trồng đạt khoảng 500 héc ta đến năm 2020, tăng khoảng 400 héc ta so với hiện nay.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Kiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (Đại học An Giang), Đồng Tháp cũng đặt hàng đơn vị ông khôi phục và phát triển sản xuất lúa mùa nổi ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nhà bà Nguyễn Thị Mai tại thôn Cam Bình, xã Tân Phước, La Gi cách đây chừng 3-4 năm có trồng một cây chuối sứ, cây phát triển thêm cây con thành một bụi chuối chừng 5-6 cây. Những cây chuối này đã từng trổ trái bình thường như mọi cây chuối khác.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế, một số hộ dân tại các xã, phường như: Quang Trung, Phương Đông, Bắc Sơn, Thượng Yên Công đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để trồng cây thanh long. Gia đình ông Đoàn Quang Ngọc, ở khu Tân Lập, phường Phương Đông, TP Uông Bí là một trong số đó. Đưa chúng tôi đi thăm vườn thanh long của gia đình, ông Ngọc cho biết vừa đầu tư trang trại chăn nuôi lợn rừng, kết hợp trồng 3.000 gốc thanh long ruột đỏ. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng từ cây thanh long.

Đây là giống bưởi có mẫu mã đẹp, quả to (trung bình từ 1,2 kg đến 1,5 kg), cùi mỏng, độ ngọt vừa phải, không có vị he, đắng. Hiện xã Cát Quế có 20 ha bưởi Quế Dương, trung bình mỗi năm cho thu hoạch từ 150 tấn đến 200 tấn. Bưởi có giá bán trung bình từ

Xác định phát triển cây ăn quả là một trong những hướng đi quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Những năm gần đây, huyện Chợ Mới đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn dựa vào điều kiện tự nhiên phù hợp với cây trồng.

Đây là hai nông sản chủ lực của huyện với hơn 1.700 ha na, 350 ha dứa cho thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng/ha/năm, chất lượng thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Doanh thu từ hai loại cây trồng này mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Việc bảo hộ nhãn hiệu giúp cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thuận lợi, nâng cao thu nhập cho nông dân.