Việt Nam Xuất 7,7 Triệu Tấn Gạo Trong Năm 2014

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam - năm thứ 3 liên tiếp.
Theo kết quả báo cáo tại hội nghị do Bộ Công thương tổ chức ngày 31-12 tổng kết tình hình năm 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015,Việt Nam đã xuất khẩu khoảng7,5 triệu tấn gạo với giá trung bình đạt 436,92 USD/tấn (khoảng 9 triệu đồng/tấn).
Đáng lưu ý, Trung Quốc năm nay là năm thứ ba liên tiếp là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từViệt Nam, với sản lượng năm 2014 đạt 2,1 triệu tấn(chiếm 32% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam).
Đứng thứ hai là Philippines 1,4 triệu tấn, Châu Phi 800 ngàn tấn...
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực, dự kiến năm 2015, Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu khoảng 7-7,5 triệu tấn...
Một điểm đáng lưu ý khác, báo cáo của Bộ Công thương công nhận sản xuất công nghiệp của VN vẫn chưa khắc phục được tình trạng phát triển theo chiều rộng, với hướng gia công, lắp ráp.
Một số ngành dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, điện tử (điện thoại di động) tăng trưởng cao nhưng theo Bộ Công thương thì giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cải thiện nhiều, chủ yếu vẫn thực hiện theo hình thức gia công, lắp ráp.
Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là chủ yếu.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ dự án hỗ trợ bò sinh sản của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 50 hộ nghèo của 5 xã đặc biệt khó khăn ở huyện vùng cao biên giới Quan Hóa (Thanh Hóa) đang dần thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bộ NNPTNT vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL năm 2014.

Sau thông tin chợ, siêu thị bày bán nấm không rõ xuất xứ, người tiêu dùng mới bắt đầu quay sang tìm nấm sản xuất trong nước và nhận ra: Nấm Việt quá ít ỏi trên thị trường!

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu đạt sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn cá tra nguyên liệu. Trong đó, xuất khẩu từ 650.000 - 680.000 tấn, đạt giá trị 1,75 tỷ USD. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, các tỉnh ĐBSCL đưa khoảng 6.000 héc-ta mặt nước vào nuôi cá tra, tập trung nhiều nhất tại Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, TP. Cần Thơ…

Khánh Thượng - xã miền núi của huyện Ba Vì (Hà Nội), là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn. Cuộc sống của người dân nơi đây phần lớn dựa vào nghề trồng lúa, trồng rừng, chăn nuôi nhỏ lẻ.