Việt Nam Vẫn Dẫn Đầu Về Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật

4 tháng đầu năm 2014, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường Nhật Bản.
Trong khi, NK từ hai thị trường được cho là “tiềm năng” vào Nhật Bản là Ấn Độ và Indonesia lại giảm mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Sau quyết định kiểm tra 100% kháng sinh Oxytetracycline (OTC) trong tôm Việt Nam NK vào Nhật Bản vào giữa tháng 3-2014, nhiều thông tin trên các trang mạng thủy sản quốc tế phán đoán rằng Ấn Độ và Indonesia sẽ trở thành nguồn cung thay thế cho tôm Việt Nam.
Tuy nhiên, NK tôm vào Nhật Bản 4 tháng đầu năm cho thấy Việt Nam vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường này. Trong khi, NK từ hai thị trường được cho là “tiềm năng” kể trên lại giảm mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị.
Cụ thể, theo thống kê của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), 4 tháng đầu năm 2014, NK tôm Việt Nam vào Nhật Bản tăng 31,9% về giá trị nhưng khối lượng giảm 40,2% so với cùng kỳ năm 2013. Quy định kiểm tra OTC là nguyên nhân chính dẫn tới giảm lượng tôm XK sang Nhật Bản.
NK tôm từ Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ cũng giảm mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị trong 4 tháng đầu năm nay. Trong đó, NK từ Thái Lan giảm 41,8% về khối lượng, 34,7% về giá trị, từ Indonesia giảm 40,9% về khối lượng và 9,8% về giá trị và NK từ Ấn Độ giảm 39,3% về khối lượng và 17,5% về giá trị.
Tôm sú chính là ưu thế của Việt Nam so với các nhà cung cấp khác bởi Việt Nam hiện là nước sản xuất tôm sú lớn nhất trên thế giới với sản lượng ổn định.
Giá tôm sú trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn ở mức cao là cơ sở chính giúp giá trị XK tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản duy trì tăng trưởng mạnh. Trong khi, giá tôm chân trắng đang có chiều hướng giảm bởi nguồn cung loại tôm này gia tăng nhờ sản xuất tại nhiều nước cải thiện hơn sau “cơn bão” EMS (Hội chứng tôm chết sớm).
VASEP dự báo: XK tôm sang Nhật Bản mang lại trên 700 triệu USD mỗi năm và sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm 2014 nếu vấn đề OTC được kiểm soát tốt hơn và lợi thế tôm sú được tận dụng tối đa.
Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu nghề khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải căn cứ vào các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển của trung ương, của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động nghề cá. Có vậy mới phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, thực hiện đúng kế hoạch và đem lại hiệu quả cao.

Điểm sáng nhất của xã Bình Phú vào thời điểm này là hạ tầng kinh tế được đầu tư đồng bộ. Giao thông nông thôn trên địa bàn đã được nhựa hóa và bê tông hóa, điện sinh hoạt cũng đã được phủ kín toàn xã... Hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ đã tạo “cú hích” để người dân Bình Phú tập trung phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

Chỉ còn 2 tuần nữa, lúa hè thu sẽ chính thức bước vào vụ thu hoạch. Thế nhưng hiện giờ, hàng loạt diện tích lúa ở huyện Nghĩa Hành có nguy cơ thất thu, thậm chí mất trắng do bị dịch hại đột ngột tấn công ở giai đoạn cuối…

Trong bản báo cáo tuần trước của đoàn kiểm tra cho biết, đoàn đã hoàn thành việc kiểm tra 90% số kho dự trữ toàn quốc, đã phát hiện ra gần 3 triệu tấn gạo bị hư hỏng nặng không dùng được cho người nhưng có thể dùng cho các mục đích khác như sản xuất ethanol, làm thức ăn chăn nuôi hoặc các ngành công nghiệp khác.

Ca cao trồng ở Việt Nam, đặc biệt tại Bến Tre, được các nhà nhập khẩu đánh giá là cho trái có chất lượng tốt hàng đầu thế giới. Lúc cao điểm, năm 2012, diện tích ca cao của Bến Tre lên đến 10.600ha.