Thị trường gạo xuất khẩu vẫn chưa khởi sắc

Lượng gạo XK được tương đối thấp so với lượng cần XK trong năm nay...
Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến hết tháng 5, các DN đã XK được 2,018 triệu tấn gạo, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, về giá trị XK thì giảm khoảng 13%.
Như vậy, trong quý 2 này, XK gạo đã có những cải thiện tích cực hơn so với quý 1, bởi lượng gạo XK trong quý 1 giảm tới 30% so với quý 1/2014.
Tuy nhiên, XK gạo vẫn đang hết sức khó khăn do thị trường thế giới vẫn trong tình trạng trầm lắng. Ông Huỳnh Thế Năng cho biết, nguyên nhân chính của tình trạng XK gạo vẫn đang gặp nhiều khó khăn là do cung vượt cầu khá nhiều trên thị trường thế giới.
Do đó, tuy đã nỗ lực ký được các hợp đồng XK với tổng đến thời điểm này là trên 3,5 triệu tấn, nhưng các DN vẫn chưa thể yên tâm với công tác XK gạo và tiêu thụ lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL trong những tháng tới.
Bởi theo ông Pham Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, tổng khối lượng gạo có thể XK trong năm nay lên tới 8,5 triệu tấn (vụ ĐX là 4,1 triệu tấn, còn lại là gạo vụ HT và vụ TĐ). Nếu cộng thêm 700 ngàn tấn gạo từ năm ngoái chuyển sang, lượng gạo dùng để XK trong năm nay lên tới trên 9 triệu tấn.
Như đã nói ở trên, đến hết tháng 5, các DN mới chỉ XK được 2,018 triệu tấn, tức là vẫn còn tới trên 7 triệu tấn gạo để XK. Nếu trừ đi khoảng 600-700 ngàn tấn dành gối đầu XK những tháng đầu năm 2016, thì vẫn còn tới trên 6 triệu tấn gạo cần phải XK từ nay đến hết năm. Trong khi đó, lượng gạo đã ký hợp đồng mà chưa giao hàng hiện chỉ vào khoảng 1,4 triệu tấn.
Do thị trường XK ảm đạm, giá gạo XK của Việt Nam đã xuống mức thấp nhất từ 7/2010 và kéo dài suốt nhiều tuần qua, với mức giá gạo 5% tấm chỉ còn 350-360 USD/tấn, gạo 25% tấm hiện còn 325-335 USD/tấn …
Như vậy, giá gạo Việt Nam được giao dịch hiện đang thấp hơn khá nhiều so với giá hướng dẫn gạo XK mới đây nhất mà VFA vừa ban hành vào cuối tháng 5: Từ 1/6/2015, giá XK tối thiểu đối với gạo trắng 25% tấm là 350 USD/tấn/FOB cảng Việt Nam.
Mấy ngày qua, việc Philippines chọn Việt Nam, Thái Lan và Campuchia là 3 quốc gia tham gia dự thầu cung ứng 250 ngàn tấn gạo 25% tấm cho nước này (dự kiến mở thầu vào ngày 5/6), vẫn chưa giúp cho giá gạo XK của Việt Nam được cải thiện.
Tuy nhiên giá lúa hàng hóa đã có sự tăng nhẹ trở lại. Sau khi xuống mức dưới 5.000đ/kg trong tháng 5, giá lúa khô loại thường tại kho hiện đã trở lại mức 5.000-5.100đ/kg. Trong đợt đấu thầu này, nhiều khả năng thắng thầu lại là Việt Nam và Thái Lan, vì Campuchia thiếu năng lực xay xát và cung ứng một lượng gạo lớn trong thời gian ngắn.
Tình hình XK gạo trong những tháng tới có được cải thiện hay không, vẫn phụ thuộc nhiều vào các thị trường tập trung. Nhưng đến thời điểm này, ngoài Philippines vẫn đang NK tương đối đều đặn, thì những thị trường khác lại đang khá im ắng.
Cơ quan chức năng Indonesia đã khẳng định nước này chưa NK gạo cho đến tháng 7/2015, bởi có nguồn cung 7,1 triệu tấn gạo từ vụ thu hoạch sắp tới và khả năng cung ứng của Cơ quan Hậu cần quốc gia vẫn đủ đáp ứng cho nhu cầu của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) dự báo, trong năm 2014, ngành cá tra Việt Nam còn quá nhiều bất cập cần giải quyết với kịch bản kim ngạch xuất khẩu cá tra cao nhất chỉ đạt 1,75 tỷ USD.

Sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô số hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tuyên truyền cho người tiêu dùng nhận biết thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm và về các nguy cơ của việc sử dụng thủy sản không an toàn, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ thủy sản.

Vụ khai thác tôm hùm con giống ở huyện Tuy An còn kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch. Tôm hùm giống khai thác được ở huyện Tuy An chủ yếu cung ứng cho các cơ sở, hoặc hộ gia đình nuôi ương tôm hùm và tôm hùm thương phẩm ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa.

So với cùng kỳ năm trước, giá ruốc khô năm nay giảm hơn từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Song, nhờ thời tiết thuận lợi nên ngư dân khai thác có hiệu quả và thu lãi cao.