Việt Nam Trở Thành Nước Sản Xuất Cao Su Thứ Ba Thế Giới

Các số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC) cho thấy Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Ấn Độ để trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới.
Theo ANRPC, năm 2013, sản lượng cao su của Việt Nam ước đạt 1,043 triệu tấn, tăng 20,8% so với năm trước đó. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam vượt qua mốc 1 triệu tấn. Nhờ vậy, Việt Nam đã leo từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong danh sách các nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới.
Cũng giống như Việt Nam, vị trí của Trung Quốc trong danh sách này đã tăng thêm hai bậc, từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 4, do sản lượng cao su của nước này năm ngoái đã tăng 7,7% lên 856.000 tấn.
Ở chiều hướng ngược lại, Malaysia đã tụt từ vị trí thứ 3 xuống vị trí thứ 6 khi nước này chỉ sản xuất được 820.000 tấn cao su, giảm 11,1%. Ấn Độ cũng bị tụt một bậc trong danh sách xuống vị trí thứ 5 do chỉ sản xuất được 849.000 tấn.
Các số liệu của ANRPC cũng cho thấy trong số 9 nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, chỉ có Ấn Độ, Malaysia và Sri Lanka là những nước có sự suy giảm về sản lượng trong năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng của Việt Nam và Trung Quốc lại tăng một cách đáng ngạc nhiên.
Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin nguyên nhân chủ yếu khiến Ấn Độ bị tụt xuống vị trí thứ 5 là do sản lượng của Ấn Độ sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2008-2013. Điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng về nguồn cung cao su, khiến nước này phải đẩy mạnh nhập khẩu cao su trong niên vụ 2013-2014.
Năm 2013, sản lượng cao su tự nhiên tại Ấn Độ giảm 7,6% xuống còn 849.000 tấn. Các số liệu sơ bộ của Ủy ban Cao su Ấn Độ cho thấy năng suất cao su ở Ấn Độ trong niên vụ 2012-2013 chỉ đạt 1.813 kg/ha, giảm mạnh so với con số 1.867 kg/ha trong niên vụ 2008-2009.
Có thể bạn quan tâm

Trường hợp năng suất thu hoạch thực tế vụ này hơn 70% so với năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước thì được xác định mức thiệt hại dưới 30%.

Từ đầu năm đến nay, tình trạng kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi. Đặc biệt, cơ quan chức năng đã liệt kê, giám sát được các đầu nậu, đường dây, đối tượng chuyên kinh doanh, vận chuyển gia cầm nhập lậu.

Do ảnh hưởng của các cơn bão số 10, 11, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) bị thiệt hại nặng nề. Ao hồ sạt lở, hệ thống tiêu thoát bị ảnh hưởng; đặc biệt, nhiều loại thủy, hải sản trong giai đoạn sinh trưởng đều bị trôi theo nước lũ. Không ít mô hình được đầu tư hiệu quả đang gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và hoàn thiện đề án sản xuất của địa phương.

Những ngày công tác ở vùng trung du Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đẹp như cổ tích về những tỉ phú “chân đất” đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là người trưởng thôn đa năng, đa tài Mai Văn Rõ (52 tuổi), ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo PCLB trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về việc xin hỗ trợ giống cây trồng và vật tư phòng chống dịch bệnh khôi phục sản xuất sau bão, lũ.