Việt Nam Tiếp Tục Được Phép Xuất Khẩu Mật Ong Sang EU

EU đã công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), ngày 31/7/2013, Tổng vụ Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo về việc công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.
Bản kế hoạch này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gửi tới EC vào ngày 22/3/2013 cùng với kết quả của việc giám sát các chất dư lượng trong mật ong trong năm 2012.
Đại diện của Tổng vụ Nông nghiệp EC cho biết, các chuyên gia của cơ quan này đã tiến hành đánh giá, phân tích về kết quả, kế hoạch do phía Việt Nam gửi đến và kết luận rằng những báo cáo này là chính xác, phù hợp với các tiêu chí mà EC đề ra nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Do vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục được nằm trong danh sách các nước được phép xuất khẩu mật ong tươi vào thị trường các nước Liên minh châu Âu (EU) được ban hành kèm theo quyết định sửa đổi quyết định số 2011/163/EU của EU.
Việc mật ong Việt Nam tiếp tục được phép xuất khẩu sang EU sẽ góp phần củng cố và mở rộng thị trường, tăng cường uy tín của hàng nông nghiệp Việt Nam trên thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung do các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU rất chặt chẽ.
Trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 30.000 tấn/năm, với giá dao động ở mức 2.400 USD/tấn.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng Lại Thế Hưng cho biết các dấu hiệu cho thấy cây cà phê bị nhiễm nấm hồng (Corticium salmonicolor) do sau một thời gian Lâm Đồng có mưa kéo dài và lượng ánh sáng mặt trời giảm mạnh. Cà phê bị nhiễm nấm hồng không thể chữa được mà chỉ có thể cắt cành để hạn chế lây lan.

Từ ngày 25/6, bệnh đốm trắng trên tôm xuất hiện ở 3 hộ nuôi và lây lan ra 40% diện tích của vùng nuôi Hà Voọc, xã Hộ Độ (Lộc Hà). Điều khiến người dân băn khoăn là có phải dịch lây lan diện rộng do hóa chất chlorine xử lý mầm bệnh không hiệu quả?

Là huyện miền núi khó khăn, có 13/29 xã nghèo 135 nhưng chỉ sau hơn 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có trên 4.000 nông dân có thu nhập cao, trong đó nhiều hộ có thu nhập tiền tỷ.

Theo nhiều ngư dân ở cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, thời điểm này hằng năm là vào mùa đánh bắt thủy sản chính vụ, phần đông là tàu câu mực (chiếm 60-70% ở Cà Mau), lẽ ra đã ra khơi. Song hiện tại họ lại đang băn khoăn.

Cục trưởng Nguyễn Trọng Thừa đã phát biểu như vậy trong Hội thảo nông nghiệp quốc tế với chủ đề “Giải pháp giảm chi phí sản xuất mía để nâng cao thu nhập cho người nông dân” do tập đoàn Thành Thành Công tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 14/7/2014.