Việt Nam Tiếp Tục Được Phép Xuất Khẩu Mật Ong Sang EU

EU đã công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), ngày 31/7/2013, Tổng vụ Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo về việc công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.
Bản kế hoạch này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gửi tới EC vào ngày 22/3/2013 cùng với kết quả của việc giám sát các chất dư lượng trong mật ong trong năm 2012.
Đại diện của Tổng vụ Nông nghiệp EC cho biết, các chuyên gia của cơ quan này đã tiến hành đánh giá, phân tích về kết quả, kế hoạch do phía Việt Nam gửi đến và kết luận rằng những báo cáo này là chính xác, phù hợp với các tiêu chí mà EC đề ra nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Do vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục được nằm trong danh sách các nước được phép xuất khẩu mật ong tươi vào thị trường các nước Liên minh châu Âu (EU) được ban hành kèm theo quyết định sửa đổi quyết định số 2011/163/EU của EU.
Việc mật ong Việt Nam tiếp tục được phép xuất khẩu sang EU sẽ góp phần củng cố và mở rộng thị trường, tăng cường uy tín của hàng nông nghiệp Việt Nam trên thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung do các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU rất chặt chẽ.
Trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 30.000 tấn/năm, với giá dao động ở mức 2.400 USD/tấn.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những giải pháp để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu từ đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh là phải đột phá từ khâu giống. Đó là giống mới có năng suất, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chăn nuôi bò sữa là một ngành kinh tế kỹ thuật, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân. Chăn nuôi bò sữa cũng là biện pháp để xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

Nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngành hàng nông lâm thủy sản thông qua việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng cao, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm.

Nói đến nhạc giao hưởng hẳn nhiều người am hiểu cũng mê. Nhưng ở gia trại chăn nuôi này không phải là người nghe nhạc, mà gà được nghe nhạc.

Hội nghị tại TP Đà Nẵng ngày 15/4/2014 “Về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ NN-PTNT xây dựng “Nghị định về một số chính sách thủy sản”. Sau hơn 1 tháng thực hiện, Bộ NN-PTNT đã xây dựng hoàn thành bản dự thảo.