Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nuôi trồng thuỷ sản là một trong bốn lĩnh vực quan trọng của nghề cá Việt Nam. Hiện sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đang chiếm trên 60% tổng sản lượng thuỷ sản Việt Nam và theo hướng tái cơ cấu ngành thuỷ sản đến 2020, Việt Nam sẽ đưa sản lượng thuỷ sản từ nuôi trồng lên 65 -70%. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam chủ yếu hướng tới xuất khẩu do đó nuôi trồng thuỷ sản sẽ phải hướng tới sản xuất có trách nhiệm, áp dụng các quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt.
Ông Phạm Anh Tuấn cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy phạm nuôi trồng thuỷ sản tốt của Việt Nam là VietGAP. Đây là công cụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững nhằm hài hoà hoá các tiêu chuẩn chứng nhận trong nuôi trồng thuỷ sản để giảm thiểu chi phí chứng nhận cho cơ sở nuôi và đẩy mạnh hình ảnh VietGAP trên thị trường quốc tế, đưa VietGAP hướng đến đạt được các yêu cầu của chứng nhận ASC.
Hai bên cũng sẽ cùng nhau đánh giá sự khác biêt giữa VietGAP và ASC; những vấn đề về hệ thống chứng nhận, công nhận trên lý thuyết và thực tế để sau đó sẽ có hướng dẫn để tiến tới được chứng nhận ASC. V iệc này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc hướng dẫn người dân hướng tới chứng nhận phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đồng thời giúp Việt Nam nhìn lại tiêu chuẩn của mình có những vấn đề nào cần khắc phục.
Tại lễ ký kết, ông Chris Ninnes, Giám đốc điều hành của ASC cho rằng, ASC đã chứng nhận cho khoảng 3.000 nhãn sản phẩm trên thị trường và trên 500.000 tấn sản phẩm của các loài khác nhau. Thông qua đó, ASC tiếp cận với những cơ sở nuôi không có khả năng đáp ứng các yêu cầu ASC, bao gồm những cơ sở nuôi sản xuất nhỏ - những người sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ trong việc cải thiện từng bước thực hành nuôi. Cách tiếp cận này cũng giúp giảm chi phí chứng nhận cho các nhà sản xuất, những cơ sở nuôi muốn đạt chứng nhận ASC.
Năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Theo đó, cơ sở nuôi phải được chứng nhận VietGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương vào cuối năm 2015. Đây là một bằng chứng về cam kết của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Thăm trang trại nuôi lợn của chị Trịnh Thị Mý, xã Phù Lương, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi tin ngay lời giới thiệu của Hội nông dân tỉnh về mô hình “nuôi lợn công nghệ cao, lợn nằm điều hòa”.

Giáp chân dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, có 1 lão nông-cựu chiến binh cần cù, giàu nghị lực. Từ hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng nên trang trại tổng hợp đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông là Lý Văn Thiệp, xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.

Tại thời điểm này, người trồng ngô đang gặp nhiều khó khăn do giá ngô giảm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV NTNN tại Sơn La, nhờ kịp thời lựa chọn giống biến đổi gen vào trồng, nên dù giá có giảm, người nông dân vẫn có lãi với năng suất ngô lên tới 10 tấn/ha.

Mô hình nuôi hươu lấy nhung được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah triển khai từ năm 2013. 3 năm qua, 2 hộ tham gia mô hình được cấp 8 con hươu giống nay đã nâng tổng đàn hươu lên 18 con, bước đầu đã giúp các gia đình có nguồn thu nhập ổn định từ việc bán nhung hươu.

Mít Thái là loại cây ăn quả dễ trồng, quả sai, múi to, hạt nhỏ, vỏ mỏng, thơm ngon và ngọt. Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận ở xóm Vệ Nông xã Vân Diên (Nam Đàn) cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm đang mở ra nhiều triển vọng mới cho các vùng đất bán sơn địa...